Vấn đề nguồn xung cho tới nay vẫn làm đau đầu khá nhiều người làm điện tử. Tay mơ thì không biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, tối ưu ra sao. Chuyên nghiệp thì làm cái lớn, bộ nguồn nhỏ dưới 10W thường ít để tâm và bỏ công làm; khi cần mới thấy ... thiếu.
Bqv xin phép chia xẻ tới các thành viên diễn đàn một thiết kế hoàn chỉnh, đơn giản và hữu dụng. Thiết kế này bqv đã sử dụng nhiều năm trên thực tế và gọt dũa vài lần, thành viên diễn đàn có thể dùng ngay mà không phải lo làm chuột bạch.
Hoàn chỉnh
- Điện áp đầu ra 5V, có thể thay đổi trong dải 3-12V chỉ bằng cách thay đổi điện áp của zener đầu ra, mạch còn lại vẫn giữ nguyên.
- Áp ra khá "sạch", đưa trực tiếp vào vi điều khiển được ngay vì đã có khâu lọc phụ, lọc sạch gai điện áp đặc trưng của flyback.
- Công suất đạt từ 2 tới 10W, tương ứng TNY253 tới TNY255;
- Đầy đủ sơ đồ nguyên lý, bản vẽ mạch in ... theo đúng tinh thần mã nguồn mở của GNU/Linux.
- Thiết kế trên nền phần mềm KiCAD, đây là phần mềm tự do & mã nguồn mở, chạy trên cả Linux, MacOS, Windows và Unix
Đơn giản
- Sử dụng rất ít linh kiện, số lượng linh kiện chỉ bằng 1/2 so với cách dùng linh kiện UC384x; người ít kinh nghiệm điện tử cũng có thể lắp được ngay lần đầu trong khi gần như chắc chắn thất bại với thiết kế UC384x.
- Sử dụng biến áp đơn giản, chỉ cần 2 cuộn dây sơ cấp & thứ cấp, không cần cuộn phụ; đơn giản nếu muốn tự quấn biến áp, đơn giản khi dùng biến áp có sẵn vì dòng IC TNY... ít kén chọn biến áp.
- Mạch thực tế sử dụng biến áp bán sẵn trên thị trường, người ít kinh nghiệm không cần phải tự quấn
Rẻ
- Ít linh kiện
- Biến áp đơn giản, có thể chạy với biến áp quấn tay, biến áp xạc điện thoại di động, biến áp bán sẵn đủ loại
- Tỷ lệ sai hỏng thấp, khó nổ nếu lắp sai (chỉ đơn giản là không chạy}
Sơ đồ nguyên lý, chi tiết hơn nên xem file schema KiCAD
Mặt hàn và linh kiện SMD
Biến áp sử dụng trong thiết kế
http://icvn.com.vn/s%E1%BA%A3n-ph%E1...ng-ee16-detail
Loại này có cuộn dây phụ, nhưng TNY25x không cần dùng đến. Nếu thiết kế với IC flyback thông thường (Viper, FSDM, TOP...) sẽ cần dùng tới cuộn này.
Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015
Thiết kế hoàn chỉnh mạch nguồn xung flyback đơn giản nhất
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái tụ nối giữa sơ cấp và thứ cấp đó có 2 tác dụng : an toàn và giảm nhiễu. Tây quan tâm nhiều tới giảm nhiễu, vì vốn đồ của họ thường đã chế tạo thừa an toàn rồi. Ta thì quan tâm nhiều tới an toàn hơn, bởi vì (1) an toàn quan trọng hơn, (2) dân ta mấy ai quan tâm tới nhiễu phát từ thiết bị ra lưới chung, tương tự như quét rác ra phố, vứt chuột ra đường ... ấy mà.
Trả lờiXóaĐưa thêm tụ nối giữa sơ cấp và thứ cấp sẽ triệt tiêu cả 2 chuyện trên : tăng độ an toàn và giảm nhiễu. Thông thường nó là tụ Y1, loại tụ đặc biệt chịu điện áp cao, có khả năng tự phục hồi sau khi bị gai điện áp "đánh thủng" cục bộ, và có tính chất fail-safe (tức là khi hỏng, nó chết đứt ra chứ không chết chập). Ở VN khó mua tụ Y1, đồng thời nó cũng rất đắt, nên thay bằng tụ kẹo (tụ phim) điện áp cao cũng tạm ổn. Tụ phim cũng có tính chất fail-safe gần bằng tụ Y1 xịn, cũng chống được nhiễu.
Cái dở của việc thêm tụ nối giữa sơ cấp và thứ cấp là một khi thiết bị cắm vào điện lưới, sờ vào đầu ra sẽ giật hơi tê tê. Mặc dù không chết người được nhưng dễ gây giật mình.
chính xác
XóaTụ chống nhiễu, chống đánh lửa giữa sơ cấp và thứ cấp nên dùng tụ gốm (ceramic) 1KV trở lên, có 2 loại vỏ gạch và vỏ màu xanh. Chủ quan thì em thấy màu xanh tốt hơn, vì bọn màu xanh có những con tới 20KV, bọn màu gạch thì chỉ tới 2KV.
Trả lờiXóaTụ milar thì em thấy ít phù hợp, do lớp cách điện mỏng, diện tích bản cực lại khá lớn, điện áp chịu đựng thông thường của chúng chỉ ~100V. Chúng chỉ thích hợp cho các ứng dụng cần độ ổn định điện dung cao như ở các mạch dao động.
Tụ ceramic cũng rất dễ kiếm từ đồ cũ hoặc mua mới.
Dùng tụ bé bé ~471 cho nó đỡ giật.
Mạch mẫu đã thử nghiệm với dải điện áp 90-245 VAC. Nó có thể chạy với dải rộng hơn, nhưng cái máy của bqv chỉ cho ra dải điện áp đến như vậy.
Trả lờiXóaBiến áp tính toán cho UC3844/UC3845 chắc chắn chạy được với dòng TNY bởi vì chúng giới hạn độ rộng xung ở 48% trong khi TNY giới hạn ở đâu đó 70% (hay 78% tùy dòng Tinyswitch I hay Tinyswitch II). Biến áp tính toán cho UC3843 và UC3842 thì chưa chắc vì nó cho phép độ rộng xung gần 100%. Thông thường khi tính toán biến áp xung cho dòng UC384x người ta giới hạn độ rộng xung dưới 50% => chạy được với TNY.
Ngược lại, biến áp tính cho TNY chưa chắc đã chạy được với UC384x, kể cả khi nó có đủ 3 cuộn dây. Nói chung dòng TNY ít kén biến áp, nếu mạch thiết kế cẩn thận (phần snubber và điện áp ngược chịu đựng của diode đầu ra chọn thừa) thì quấn tỷ lệ vòng dây thay đổi từ 3:1 tới 12:1 vẫn chạy tốt.
Nguyên văn bởi dangkiet000 Xem bài viết
Trả lờiXóaA cho em hỏi
1. Giá trị cuộn cảm khoảng nhiu để lọc nhiễu tốt? (vì trong mạch vẽ e thấy có dùng nhưng hình chụp em thấy a ko dùng)
2. Cái biến áp xung sao mình có thể lấy trong mấy cục sạc điện thoại cũ sài lại dc ? không lẽ tụi nó đều cùng tỷ cắm)lệ số vòng hay ý a lấy lõi rồi quấn lại?
3. Trong hình chụp, em thấy có 1 con diode chân cắm ở ngõ ra là con gì sao em nhìn trong schematic thì ko thấy. Rõ ràng hình chụp a đã dùng con SF18 (chân cắm), con SS16 chottky (dán) rồi mà.
Góp ý: diode SF18 em nghĩ nên thay con FR107 cho dễ kiếm vì ở HCM em thấy khó tìm lắm.
Cuộn cảm đầu ra thực tế là ferrite bead. Trong ảnh chụp hình nó giống như cái đi-ốt. Bạn cũng nhầm cái ferrite bead thành output diode.
Đi-ốt đầu ra thực tế dùng là SS16 chứ không phải SF18. Dùng SS14 cũng được, nhưng để điện áp ra thay đổi thoải mái tới 12 VDC thì dùng SS16 cho an toàn.
SF18 là dùng cho phần snubber. Thay nó bằng FR107 hoặc UF4007 hoặc HER107 đều được. Nếu công suất đảm bảo chỉ tiêu thụ dưới 2W, dùng 1N4007 mắc nối tiếp với điện trở 22R hoặc 33R cũng ... được, rẻ mà lại tăng hiệu suất do 1N4007 đóng cắt chậm nên tận dụng được một ít năng lượng lấy lại từ điện cảm dò (leakage inductance).
a ơi , cái con TNY25x là con gì vậy anh sao em tìm mà ko thấy (dùng LM25xx được ko a)
Trả lờiXóa- anot của D4 em nối xuống mass luôn mà ko cần qua tụ C3(nối về + của cầu điot đc ko anh) tiện cho em hỏi chức năng của tụ c3 đc ko ạ , tks anh
file SCH đâu ạ
Trả lờiXóa