LỚP CƠ ĐIỆN TỬ

Cao đẳng KỶ THUẬT CAO THẮNG 2011-2014

LỚP CƠ ĐIỆN TỬ

Cao đẳng KỶ THUẬT CAO THẮNG 2011-2014

timer_555_astable_sch

Cao đẳng KỶ THUẬT CAO THẮNG 2011-2014

AC MOTO CONTROL

Cao đẳng KỶ THUẬT CAO THẮNG 2011-2014

LỚP CƠ ĐIỆN TỬ

Cao đẳng KỶ THUẬT CAO THẮNG 2011-2014

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Gửi bác Bộ trưởng

Gửi bác Bộ trưởng Bộ GD & ĐT

Va Li/FB Va Li
Cháu tên Linh. Dĩ nhiên bác không cần nhớ tên cháu làm gì. Cũng như đã lâu rồi cháu chẳng còn quan tâm ai là Bộ trưởng Bộ GD vậy. Nhưng nói chung, làm người đâu nhất thiết phải nhớ tên nhau. Chỉ cần chúng ta có một câu chuyện chung để nói. Thế là đủ rồi bác nhỉ.

Chuyện kể là, hôm qua, cháu ngồi ở thư viện trường Shree Sarbodaya quận Syanja - Nepal.

  Cháu dành cả một ngày đọc sách giáo khoa English để hiểu cách dạy English của người Nepal. Dĩ nhiên, người Nepal dạy English không tốt đâu. Vì họ không có tiền để mua tivi, băng đĩa, không có phương tiện cho học sinh nghe người bản xứ nói chuyện, thậm chí đến cả cuốn từ điển giấy họ còn túng thiếu bác ạ( túng thiếu đến cỡ nào cháu sẽ có 1 bài viết để kể sau). Nhưng so với Việt Nam thì English của họ giỏi hơn nhiều. Dĩ nhiên, Nepal đúng là một nước nghèo, nghèo xếp hạng top nghèo nhất thế giới ấy. Nhưng cần so sánh với trình độ GD của 1 nước nghèo để thấy rằng trình độ của nước mình ở đâu. Và giờ, có mấy điều cháu muốn trao đổi với bác như sau:

1. Cháu đọc SGK English của học sinh Nepal từ lớp 1 đến lớp 5.

Bài học đầu tiên của học sinh lớp 1 Nepal là chuyện chào hỏi. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 4 dạy bạn phải biết Be careful với câu chuyện cậu bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý thấy cây cầu bị gãy.

Bài học đầu tiên của học sinh lớp 5 hỏi, "What do you want?" và kể chuyện người cha già có đứa con bị ở tù. Ổng ra vườn trồng khoai tây và ước giá mà có đứa con trai ở đây để đào lỗ cho ổng trồng. Thế là ổng viết thư cho con trai. Mỗi bài học thể hiện độ khó khác nhau bác ạ. Thậm chí ngoài English, họ còn có 2 môn học khác là Văn hoá xã hội và Khoa học - Sức khoẻ cũng hoàn toàn được viết bằng English và nằm trong môn học chính của học sinh.

Cháu lập tức nhắn về Việt Nam, nhờ đứa bạn thân chạy ra hiệu sách, chụp cho cháu xem SGK English từ 1-5 dạy cái gì. Bác biết gì không?

Bài học đầu tiên của SGK 1 dạy Hello. Bài học của sách SGK 2 là dạy câu "where are you from". Bài học của SGK 3 dạy lại Hello. Bài học đầu tiên của SGK 4 dạy câu "How're you". Bài học đầu tiên của SGK 5 dạy lại câu "where're you from".

Cháu hoảng hồn bác ạ. Cháu không biết vì bác nghi ngờ trình độ của học sinh VN quá kém nên có mỗi 3 câu "hello, how're you, where're you from" mà bác bắt chúng phải học đi học lại suốt 5 năm học như thế hay không?

Hay là tại những người soạn sách không biết gì hơn để mà soạn?

Hay tại chúng ta quan niệm, 5 năm, học được 3 câu đó là đã quá nhiều rồi?

Bác biết không, học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tiếp cận ngôn ngữ càng tốt. Vì lúc đó bộ nhớ của chúng chưa sử dụng để ghi nhớ những điều phức tạp, những chuyện kiếm tiền, yêu đương. Nên cháu buồn khi thấy chúng ta bắt các em học quá nhiều thứ về toán lý hoá nhưng lại lo sợ trí nhớ của các em không đủ để học English. Buồn cười nhỉ.

2. Để dạy học sinh Nepal hiểu English, nhớ English, người Nepal bắt đầu bài học bằng những câu chuyện. Chuyện kể cô bé Deepa làm việc này việc kia. Chuyện kể gia đình cu cậu Ramesh thế này thế nọ. Cô giáo sau khi dạy học sinh về câu chuyện sẽ hỏi lại học sinh câu chuyện đó kể gì, cô bé Deepa làm gì, cậu Ramesh bị gì. Học sinh trả lời và ghi nhớ.

Để dạy học sinh Việt Nam hiểu English, các nhà soạn sách VN soạn ra những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt. Theo bác, việc ghi nhớ nội dung câu chuyện dễ hơn hay khó hơn ghi nhớ một đoạn hội thoại dễ hơn?

3. Người Nepal soạn sách giáo khoa để dạy người Nepal. Thế nên những câu chuyện họ viết, những đề tài họ dạy liên quan đến đời sống, văn hoá hàng ngày của họ.

Họ nói về đỉnh Everest, nói về thủ đô Kathmandu, nói về những cậu bé, cô bé với những cái tên rất Nepal như Gauri, Sunda... Đó là cách họ khiến học sinh hứng thú với môn English vì nó gần gũi, dễ hiểu. Đó cũng là cách họ từ hào về đất nước họ.

Chúng ta - trong đó có bác - luôn nói tự hào về Việt Nam. Nhưng có bao giờ bác nhìn SGK English của người Việt để xem sách viết gì không?

Sách viết câu chuyện của Tom, của Peter, của Marry...những cái tên không phải của người Việt. Sách kể chuyện My hometown nhưng cái Hometown ấy là London.

Sách kể về món bánh nhưng không phải là bánh chưng, bánh giày bánh mì thịt nướng mà là bánh Pizza.

Thế nên cháu muốn hỏi là, có phải vì chúng ta không đủ kinh phí để soạn một cuốn sách dạy English nhưng nội dung xoay quanh đời sống Việt không? Hay là những nhà soạn sách họ không nghĩ ra cái gì hay ho hơn nên phải dùng những câu chuyện của nước khác. Để đến khi người nước ngoài họ hỏi cái món bánh nổi tiếng nhất ở nước mày là món gì thì học sinh bảo là pizza vì chúng không biết từ bánh mì thịt nướng trong English nói thế nào.

Nếu mà vì chúng ta nghèo quá, không có kinh phí, chỉ cần bác nói thôi, cháu sẽ huy động được một đội ngũ soạn được cuốn sách dạy English cho người Việt mà không cần lấy một đồng nào.

Còn nếu vì những người soạn sách họ không nghĩ ra cái gì hay ho hơn để viết, thì cũng chỉ cần bác nói thôi, cháu sẽ chỉ họ cách viết. Thí dụ như thay vì viết bài giảng "quê mày ở đâu hả Tom? Quê tao ở Mỹ, Peter ạ" thì cháu sẽ chỉ họ chuyển thành thế này "Quê mày ở đâu hả Tí? Quê tao ở Mỹ Tho Tèo ạ, là cái xứ ngày xưa bọn Mỹ đánh hoài mà không chiếm được ấy."

Cháu tin bọn học sinh sẽ hứng thú với câu chuyện của thằng Tí, thằng Tèo hơn câu chuyện của Tom và Peter ạ. Vì chúng cháu đã từng là những thằng Tí, thằng Tèo như thế.

5. Đã rất lâu rồi, chúng ta, hoặc vì lười biếng, hoặc vì bảo thủ, hoặc vì không muốn tiếp cận cái mới nên luôn tự ru ngủ nhau rằng, "là người Việt, chúng ta phải tự hào về văn hoá Việt, nên chúng ta cần học tiếng Việt chứ không phải English". Đó chắc là lý do mà kỳ thi tốt nghiệp THPT năm vừa rồi English trở thành môn tự chọn và không có trong môn thi.

Nhưng cháu thì muốn đổi lại một chút thế này, "là người Việt, chúng ta cần tự hào về văn hoá Việt, nên chúng ta cần học English để nói cho thế giới biết về văn hoá của chúng ta đẹp như thế nào". Người Nepal đưa English thành ngôn ngữ chính, vì họ muốn kể câu chuyện văn hoá của đất nước họ cho thế giới biết. Nên cũng đã đến lúc chúng ta cần học theo như họ rồi bác ạ.

Nó giống như câu chuyện anh nông dân xây được cái nhà đẹp ấy. Nếu anh tự hào về ngôi nhà anh đẹp, thì anh phải tìm cách đi qua làng bên, nói cho người làng bên biết cái nhà anh đẹp thế nào để họ còn biết mà đến thăm. Nhưng chúng ta đã làm gì? Chúng ta đã bảo anh nông dân ấy nằm ở nhà, chổng mặt lên ngắm trần nhà và tự khen nhà mình đẹp thôi là đủ. Trong khi thế giới ngoài kia, có biết bao ngôi nhà đẹp hơn đang được xây nên mỗi ngày, bác ạ...

PS: nói có sách, mách có chứng, cháu gửi hình so sánh SGK English của học sinh Nepal và VN cho bác nhé. 2 hình đầu là SGK của VN. Các hình còn lại SGK của Nepal.

PS2: cháu thì ở xa, bác lại bận trăm công nghìn việc chắc khó nghe thấy những lời cháu nói. Nhưng cháu tin 7000ng follow cháu đây, mỗi ng góp 1 tiếng, rồi cũng tới tai bác thôi.

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

NHỮNG BÍ QUYẾT VÔ GIÁ BẠN CÓ THỂ HỌC TỪ THIÊN TÀI EINSTEIN!

NHỮNG BÍ QUYẾT VÔ GIÁ BẠN CÓ THỂ HỌC TỪ THIÊN TÀI EINSTEIN!

"Tất cả mọi người đều là thiên tài.
Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, thì cả đời nó sẽ nghĩ rằng mình thật ngu ngốc
"

1. Theo đuổi sự tò mò:

“Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò.”
Điều gì gợi nên tính tò mò của ta? Tôi tò mò là tại sao một người thành công còn người khác lại thất bại. Đây là nguyên nhân tại sao tôi bỏ nhiều năm trời để nghiên cứu sự thành công. Điều gì khiến ta tò mò nhất? Sự theo đuổi tính tò mò là bí quyết thành côngcủa ta đấy.

2. Tính kiên nhẫn là vô giá

“Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi nghiên cứu vấn đề lâu hơn thôi”.
Nhờ kiên trì mà rùa đã thắng được thỏ, Ta có sẵn sàng kiên trì đến cùng để đi đến mục tiêu của mình? Người ta cho rằng giá trị của con tem chứa đựng trong khả năng dính với thứ gì đó cho đến khi nó đến được nơi cần đến. Hãy hoàn thành cuộc đua mà ta đã bắt đầu!

3. Tập trung cho hiện tại:
“Bất cứ người đàn ông nào có thể lái xe an toàn khi đang hôn một cô gái đơn giản là vì anh ta đã không hôn nhiệt tình.”
Bố tôi nói rằng ta không thể cưỡi một lúc hai con ngựa. Tôi muốn nói rằng, ta có thể làm bất cứ điều gì nhưng không thể nào làm hết mọi việc. Hãy học cách tập trung vào công việc hiện tại, hãy chuyên tâm với những gì ta đang làm.
Năng lượng của sự tập trung là sức mạnh, là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

4. Trí tưởng tượng là sức mạnh

"Trí tưởng tượng là tất cả. Nó là sự xem trước của những gì sẽ xảy ra. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức.”
Ta có sử dụng trí tưởng tượng của mình mỗi ngày không? Einstein nói rằng trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức! Trí tưởng tượng giúp ta hình dung được tương lai. Einstein nói tiếp: “Dấu hiệu thực sự của sự thông minh không phải kiến thức mà là trí tưởng tượng”. Ta có đang tập thể dục những “cơ bắp trí tưởng tượng” hàng ngày không? Đừng để một thứ có quyền lực lớn như trí tưởng tượng ngủ yên.

5. Hãy mắc lỗi

“Một người không bao giờ mắc lỗi sẽ không cố tìm tòi điều mới lạ.”
Đừng bao giờ sợ bị mắc lỗi. Một sai lầm không phải là thất bại. Sai lầm sẽ giúp ta làm tốt hơn, thông minh hơn và nhanh nhạy hơn nếu như ta biết nhận lấy sai lầm một cách đúng đắn. Tôi đã từng nói rồi, và tôi sẽ nói lại lần nữa, nếu ta muốn thành công, hãy nhân gấp ba những sai lầm ta mắc phải.



6. Sống với hiện tại

“ Tôi không bao giờ nghĩ đến tương lai vì nó sẽ mau đến thôi.”
Cách duy nhất để hiểu được tương lai là sống càng thiết thực càng tốt trong hiện tại.
Ta không thể ngay tức thì thay đổi ngày hôm qua hay ngày mai, vì thế điều tối quan trọng là cống hiến tất cả cố gắng cho “bây giờ”. Nó là điều duy nhất có ý nghĩa, nó cũng là một thứ có một không hai.

7. Sống có giá trị

“Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng sống có giá trị.”
Đừng lãng phí thời gian để thành công, hãy dành thời gian tạo ra giá trị. Nếu ta sống có giá trị, thành công sẽ tìm đến.
Hãy khám phá những tài năng và năng khiếu mình có, học cách làm thế nào để sử dụng tài năng và năng khiếu của mình có lợi nhất cho mọi người.
Lao động là vô cùng quý giá và thành công là thứ kéo ta tuột dốc.

8. Đừng trông mong những kết quả khác

“Sự điên rồ: làm hoài làm mãi một việc gì đấy và trông đợi những kết quả khác”
Ta không thể nào làm những việc tương tự nhau mỗi ngày và trông mong các kết quả khác đến. Nói cách khác, ta không thể cứ tập mãi một bài thể dục và trông đợi mình sẽ hoàn toàn khác đi. Để cuộc sống thay đổi, ta phải thay đổi đến mức độ hành động và suy nghĩ của ta thay đổi thì khi đó cuộc sống sẽ thay đổi.

9. Kiến thức là nhờ kinh nghiệm

“Thông tin không phải là kiến thức. Nguồn duy nhất của kiến thức chính là kinh nghiệm”
Kiến thức là nhờ vào kinh nghiệm. Ta có thể trao đổi về công việc của mình, nhưng trao đổi chỉ cho ta hiểu biết triết tính về nó, ta phải bắt tay vào làm để biết xem “nó là gì”. Bài học là gì? Hãy tích lũy kinh nghiệm. Đừng giấu mình sau những thông tin nghiên cứu ấy, hãy ra ngoài và thực hiện nó và ta sẽ có được những kinh nghiệm vô giá.

10. Hiểu rõ luật để chơi tốt hơn

“Ta phải biết luật chơi. Và sau đó ta phải chơi tốt hơn tất cả những người khác.”
Nói một cách đơn giản, có hai điều cần ghi nhớ. Điều đầu tiên là học cách chơi của trò ta đang chơi. Nghe thì không hay lắm nhưng nó là yếu tố sống còn. Thứ hai, ta phải chắc rằng ta chơi tốt hơn bất cứ ai. Nếu như làm được hai điều này, thành công là của ta đấy !!!

(Nguồn Awake Your Power)

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Nhan sắc vs Tiền bạc


Một cô gái trẻ đẹp post bài lên 1 forum nổi tiếng với nội dung như sau:
“Làm thế nào để lấy được 1 ông chồng giàu có?” Những gì tôi sắp nói sau đây đều thật lòng cả. Tôi 25 tuổi. Tôi rất đẹp, tôi có phong cách và khiếu thẩm mỹ cao. Tôi muốn cưới 1 anh chàng có thu nhập từ 500,000 đô mỗi năm trở lên.
Bạn có thể nói tôi là người tham lam nhưng mức lương 1 triệu đô mỗi năm thì chỉ được coi là tầng lớp trung bình ở New York.
Yêu cầu của tôi không cao. Có ai trong forum này có thu nhập hàng năm là 500 nghìn đô không? Trong số các bạn, có ai đã lập gia đình chưa?
Tôi muốn hỏi: “Tôi phải làm gì để lấy được 1 ông chồng giàu như các bạn?”
Trong số những anh chàng tôi hẹn hò, anh giàu nhất cũng chỉ có mức lương 250 nghìn đô mỗi năm, đối với tôi mức lương này là quá ít.
Nếu như ai đó đang có ý định chuyển đến 1 căn hộ cao cấp ở phía Tây New York Garden thì mức lương này thực sự là không đủ để chi tiêu.
Tôi có vài câu hỏi cho các bạn:
1) Những anh chàng giàu có thường hay lui tới những địa điểm nào? (Làm ơn liệt kê ra tên và địa chỉ của các quán bar, nhà hàng, phòng tập thể dục…)
2) Tôi nên nhắm đến những độ tuổi nào?
3) Tại sao hầu hết mấy bà vợ của các đại gia chỉ có nhan sắc trung bình? Tôi từng tiếp xúc với vài người trong số họ, họ chẳng xinh đẹp mà cũng chẳng thú vị gì cả, nhưng họ lại cưới được những anh chàng giàu có.
4) Các bạn dựa vào những tiêu chuẩn nào để chọn vợ, và những người nào chỉ có thể là bạn gái của các bạn thôi? (Mục tiêu của tôi bây giờ là lấy chồng)
Ms. Pretty”
Sau đây là câu trả lời thẳng thắn từ CEO của tập đoàn J.P. Morgans:
“Dear Ms. Pretty,
Tôi đã đọc bài viết của bạn và cảm thấy rất thích thú. Tôi đoán có rất nhiều cô gái cũng có những câu hỏi tương tự như bạn. Xin cho phép tôi được phân tích tình huống của bạn với tư cách của 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Trước hết, mức thu nhập hàng năm của tôi là hơn 500.000 đô mỗi năm, đáp ứng được yêu cầu của bạn, vì thế hi vọng mọi người không nghĩ rằng tôi đang phí thời gian ở đây.
Đứng dưới góc độ là 1 doanh nhân, tôi nghĩ cưới bạn quả là một quyết định thiếu sáng suốt. Câu trả lời rất đơn giản, hãy để tôi giải thích cho bạn hiểu.
Gạt qua những chi tiết linh tinh khác thì rõ ràng bạn đang cố gắng trao đổi “nhan sắc” lấy “tiền”: A có nhan sắc và B trả tiền để mua nó, công bằng và sòng phẳng.
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt ở đây là nhan sắc có thể phai tàn theo năm tháng, nhưng tiền đầu tư thì không như vậy. Thực tế phũ phàng là thu nhập của tôi tăng dần qua năm tháng, còn bạn thì không thể ngày một đẹp lên.
Vì thế, nếu xét dưới góc độ kinh tế mà nói, tôi là một tài sản luôn luôn tạo ra giá trị gia tăng, còn bạn chỉ là một tài sản hao mòn. Hơn nữa, không phải là hao mòn bình thường, mà là hao mòn theo cấp số nhân. Nếu đó là tài sản duy nhất mà bạn có thì giá trị của bạn sẽ bị giảm rất nhiều sau 10 năm nữa.
Nếu so sánh với các phiên giao dịch trên phố Wall thì việc tôi hẹn hò với bạn cũng như một phiên giao dịch vậy.
Nếu giao dịch bị giảm giá thì chúng tôi sẽ bán, chẳng ai ngốc đến mức giữ nó trong một thời gian dài – cũng như việc kết hôn vậy. Có thể bạn nghĩ tôi thật dã man khi nói ra những điều này, nhưng một tài sản mà có giá trị khấu hao lớn như vậy thì tốt nhất là nên bán hoặc là cho thuê.
Bất kỳ người đàn ông nào có thu nhập 500,000 đô mỗi năm đều không phải là những gã ngu. Chúng tôi chỉ hẹn hò với bạn, nhưng chúng tôi sẽ không cưới bạn. Tôi khuyên bạn hãy quên chuyện tìm cách lấy chồng giàu đi. Thay vào đó, hãy tự kiếm cho mình khoản thu nhập 500 nghìn đô mỗi năm để trở thành đại gia. Việc này có nhiều cơ hội thành công hơn so với việc tìm một thằng giàu mà ngu đấy.
Thân ái,
Sumit Kishanpuria, Tổng Giám đốc Ngân hàng JP Morgan”

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Việt Nam - Vì sao tụt hậu ?


Đoàn Nam Sinh/ FB Đoàn Nam Sinh
Một đất nước muốn phát triển cần thiết phải có nền công nghệ quốc gia, mà nền tảng của nó là vốn sở hữu trí tuệ của quốc gia đó. Đáng buồn khi ai đó hỏi công nghệ là gì thì người có học cũng lúng túng. Vì sao thế ?

Thử tra cứu mục từ công nghệ học, kỹ nghệ học thì sẽ thấy không hề có giáo trình nào ngoài những mục công nghệ cụ thể như giáo trình công nghệ hóa học, sinh học,... hay kỹ nghệ phần mềm này khác. Nhưng khi tra cứu sang tiếng nước ngoài như technology (..gie) thì có vô số giáo trình từ lớp 2, lớp 3 về đủ các thể loại cho đến hậu đại học.

Giáo dục của nước ta nói rằng bãi bỏ lối từ chương, nhưng thực tế vẫn duy trì cách học mà kém hành, cho đến lớn vẫn kém thực hành nên nói lý thuyết có thể khá giỏi nhưng không thể trở thành người thạo việc.

Dạy chay - học chay là tệ nạn kéo dài ngót 70 năm qua, đã khiến khoảng 4 thế hệ lệch lạc, giáo nghiệp chênh vênh trước thời thế hoàn cầu chỉ như một làng phẳng.

Trong khoa học kỹ thuật cũng rơi vào xu thế chộp giật, không đầu tư cho phần cơ bản mà chỉ chăm vào ứng dụng, mai hậu dễ làm thuê, dễ có tiền.

Tôi đã đề nghị bộ môn (khoa) Công nghệ sinh học nơi tôi dạy rằng cần có một giáo trình công nghệ học đại cương cho sinh viên, nhưng bao nhiêu năm rồi vẫn trơ khấc, nên sinh viên lúng túng như gà mắc tóc khi va chạm với thực tế. Giáo trình Các nguyên lý và quá trình sinh học là căn bản nhất mà không nơi nào dạy, thì mở ra công nghệ sinh học làm gì.

Đó cũng là nguyên do vì sao lắm bằng cấp mà chỉ ở trên mây. Đi dạy, ngồi hội đồng, nhận chức sắc thì được chứ ra trường đời là lơ mơ.

Ngoài xã hội chỉ thấy có các giáo sư,...theo học hàm - nhà truyền thụ; các tiến sĩ, thạc sĩ,...theo học vị - nhà nghiên cứu. Chẳng ai khen chê những nhà hoạt động thực tiễn, những nhà sáng kiến, sáng chế, vì xã hội ta chỉ có không gian phẳng với hai trục tung-hoành nói trên, đâu có thiết kế cái trục thẳng đứng thứ 3 dành cho nhà phát minh - inventure.

Nên lâu lâu có ai đó làm ra được máy nọ máy kia là hiện tương khó giải thích, báo chí lại rủa các loại bằng cấp, các giáo các tiến này kia vì không ai hiểu gì về hoạt động sáng tạo.

Sáng tạo không nhất thiết phải có học, có chức sắc mà chỉ cần có thực tiễn với những vấn đề phải giải quyết. Sáng ý hay sáng kiến đưa ra những giải pháp hữu ích. Cao hơn là sáng chế, phát minh để giải quyết những vấn đề lớn hơn, quy mô ứng dụng rộng hơn, sâu hơn.

Tô-ma Ê-đi-xơn rồi Biu Ghết chẳng hạn, đâu phải học nhiều.

Tại hội thảo về sở hữu trí tuệ (SHTT) vừa qua ở Bạc Liêu, tôi thật buồn vì bao năm nay mới có một lần họp toàn quốc trong chương trình 68, nhưng chẳng tải được gì. Tôi nói rằng, sáng tạo là cơ sở cho mọi hoạt động về sở hữu trí tuệ, nó đề ra cái mới, có sức sống làm nền tảng cho quyền sở hữu ấy. Nhưng muốn sáng tạo phải có tự do.

Khi nào còn hoạt động khoa học theo kiểu quốc doanh là chủ yếu thì SHTT cũng nghèo nàn, vì khoa hoc và giáo dục nước ta bị chính trị hóa, làm gì có sự tự do.

Chỉ từ 1981 đến 2013, nước ta chỉ có 3.671 người Việt Nam nộp đơn xin bảo hộ sáng kiến sáng chế, thì người nước ngoài nộp 37.583 đơn cho Cục SHTT Việt Nam. Vì sao thế, vì họ được tự do để sáng tạo còn ta thì không hề.

Tôi nói, Bộ trưởng VHH buồn cười, tưởng dễ làm ra con vít cho Sam sung à. Có cái pa-tăng nào về luyện kim loại màu của nước ta chưa ? Có cái pa-tăng nào về nén hay đúc hay điện phân ra con vít của nước ta chưa ? Xin mướn / nhượng quyền pa-tăng hay mua đều làm cho giá thành tăng cao, bán cho ai ?

Việc khuyến khích phát triển SHTT thì như không. Có chăng phải giải tán cái thể chế lạc hậu này mới là. Nếu không, nền công nghệ quốc gia mãi mãi vẫn là con số không.

Thứ đến là luật về SHTT của ta còn non trẻ lắm, không dễ đối phó với những nước tiên tiến, nước mạnh. Bao lần hội nghị vào WTO cũng chỉ vướng điều này, rồi thì TRIPs, TRIPs+, đều không gỡ nổi. Nay lại TPP, càng hết sức khó khăn.

Cả nước không đào đâu ra một luật sư thâm chiêu về SHTT, trong khi nước họ sẵn cả liên đoàn. Thế mà cứ cử các chính khách mù tít đi đàm phán, hỏi có ghê răng không ?

Ra Cục SHTT mới biết từ thẩm định viên đến lãnh đạo chỉ mới i tờ. Công việc chính là làm những việc vặt như đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý,...Phần lớn do quan hệ , 5C mò lên và vây cánh là những công ty dịch vụ SHTT. Thế mà viết bản mô tả cứ bắt méo bắt tròn, thuê dịch vụ thì vừa hầu vừa dạy chúng cũng chưa dễ gì xong.

Nộp lên thấy có thông báo ngày ưu tiên nhận đơn là mừng. Luật thì chỉ 43 tháng là xong bằng phát minh, tôi yêu nước, nên nộp mấy cái, toàn 8 năm mới có. Hỏi chỉ còn 12 năm ưu tiên, với bao chi phí quá khứ chưa kể đôi ba lần từ chối, đôi ba lần thuyết minh,.. Chậm trễ chủ yếu vì Cục thuê thẩm định mà nhà khoa học thẩm định không nổi, đi hỏi loanh quanh đến hạn trả về. Nhờ cả nước ngoài, nước lạ nữa thì thôi, rồi đêm dài lắm mộng, cả quá trình ngộ nhỡ bộc lộ ra đâu đó khiến có kẻ đăng ký loại hình tương tự là vất. Luật ta đâu có khoản cá nhân kiện chủ thể nhà nước, có mà muốn ra khoai.

SHTT là tài sản của cá nhân, tổ chức và của quốc gia, thì việc tổ chức ra bộ máy tương thích để bảo vệ, với hành lang luật pháp vững chắc, phù hợp thông lệ quốc tế và trình độ nước ta là việc rất quan trọng. Tôi đã phải thét lên, không làm tốt công việc này là dẫn đất nước đến nô thuộc, nhân dân phải làm nô lệ.

SHTT bảo đảm cho hoạt động sáng tạo trong văn học nghệ thuật, khoa học, giáo dục và cả kinh thương phát triển. Nếu kém cõi, ta chỉ giữ được và nhận được công nghệ tầm tầm, lạc hậu khó khai thác. Nhưng đủ mạnh thì sẽ thu hút được công nghệ cao, khai thác được lâu dài hơn, mới mong kiến thiết được đất nước.

Tôi biết rằng tôi đã làm cho hội nghị nóng lên, cả từ thứ trưởng bộ KHCN Trần minh Tùng, Cục trưởng SHTT Tạ quang Minh, đến các sở ngành, viện trường trong nước về dự. Nhưng đành thế, trung ngôn nghịch nhĩ.

Lần nữa, cần khẳng định, không được chính trị hóa Khoa học, giáo dục,... Chỉ có tự do mới có sáng tạo. Không có SHTT thì không có công nghệ quốc gia và không giữ được SHTT là bán rẻ dân nước cho địch thù.

SÀI GÒN, 03/11/2014.

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

10 CÂU NÓI BẤT HỦ CỦA BILL GATES

Trước khi về hưu vào tháng 7/2008, Bill Gates đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Biết đâu nhờ học hỏi những lời khuyên bổ ích này, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?

1. “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”
Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi.

2. “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”
Lòng tự trọng thái quá có thể sẽ gây khó khăn cho công việc của bạn. Đừng quá đề cao lòng tự trọng của mình vì điều người ta quan tâm là bạn đạt được gì, chứ không phải là lòng tự trọng.

3. “Bạn sẽ không thể kiếm được 40.000 USD/năm ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Bạn cũng không là một ông sếp lớn có điện thoại gắn trên ô tô cho đến khi bạn kiếm được hai thứ đó.”
Thường thường, bạn không thể giàu có nếu chỉ vừa mới tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý cấp cao, bạn cần có cả hai: bằng tốt nghiệp trung học và tiền bạc.

4. “Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền.”
Đừng than vãn rằng sếp của bạn khó tính quá. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn bạn gặp phải đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm. Đơn giản là vì nếu không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm gì và nhanh chóng thất nghiệp. Và lúc này cũng sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

5. “Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có mà ta thán về lỗi lầm của bạn, hãy rút kinh nghiệm từ chúng.”
Đừng quy thất bại của bạn cho định mệnh. Tất cả những gì bạn cần hiện giờ là giữ bình tĩnh và bắt đầu lại từ đầu.

6. “Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng "đáng chán" như bây giờ. Bố mẹ đã trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo bạn sạch sẽ và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi cằn nhằn bố mẹ điều gì thì hãy dọn dẹp buồng ngủ của bạn cho ngăn nắp đi đã.”
Bạn nên thể hiện lòng biết ơn của mình với bố mẹ vì đã dành phần lớn cuộc đời nuôi bạn khôn lớn. Sự “cổ lổ sĩ” của bố mẹ bạn ngày nay là cái giá họ phải trả cho sự lớn khôn của bạn.

7. “Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế đâu.”
Hãy tự nhủ rằng bạn luôn có thể trở thành người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có nhiều động lực hơn để phấn đấu cho sự nghiệp của mình.

8. “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.”
Đừng luôn ngóng chờ các ngày nghỉ lễ, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp của mình. Sự tụt hậu này đồng nghĩa với sự đào thải và thất nghiệp.

9. “Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để đi làm việc.”
Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.

10. “Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được ngày sau và khi đó bạn có thể phải làm việc cho một kẻ như vậy.”
Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu.

LÝ DO TẠI SAO DÂN IT KHÔNG SỬA MÁY TÍNH CHO NGƯỜI NHÀ

Học IT là mặc định phải biết sửa chữa máy tính cho họ hàng, người thân, bạn bè và người yêu. Dù vậy, có đôi khi bạn cũng phải "lực bất tòng tâm" trong những trường hợp khó đỡ.

Công việc hay học tập gắn liền với hai chữ IT đồng nghĩa với việc khiến bạn trở thành thợ sửa máy tính chính cho toàn bộ gia đình và cả bạn bè. Nhưng không phải cử nhân tin học nào cũng là "trùm" cài Windows, Driver hoặc là có đủ khả năng và kiên nhẫn xử lý những tình huống dở khóc dở cười dưới đây.


1. Máy tính hư trong tương lai luôn là lỗi của bạn

Đã bao giờ bạn phát điên vì thùng máy tính bạn mua hộ cho một người họ hàng dưới quê cứ liên tục hư vì họ không biết sử dụng, nhưng lỗi lầm là do bạn? Chắc chắn bất kỳ dân IT "nhiệt tình" nào đều đã gặp phải trường hợp này. Không hư bàn phím vì "lỡ tay" cũng sẽ hư ổ cứng vì "lỡ chân". Đôi khi để gìn giữ tình cảm gia đình, bạn phải cắn răng chi cả triệu đồng để khắc phục những sự cố không phải do lỗi của bạn.

2. "Tại sao email của bố không dùng được nữa?" 

Bạn tặng cho bố của bạn một chiếc máy tính. Kể từ giây phút đó trở đi, bạn nghiễm nhiên trở thành IT helpdesk và giảng viên tin học căn bản 24/24. Dù là buổi họp quan trọng, chạy đua với deadline hay bất kể chuyện quan trọng gì...bạn cũng sẽ nhận được hàng loạt các cú điện thoại nhờ hướng dẫn sử dụng những thao tác đơn giản nhất như ngắt dòng trong MS Word, chỉnh lại mật khẩu email...mà khổ nỗi, nếu không giúp đỡ thì bị quở trách, còn nếu support qua điện thoại thì sự kiên nhẫn là tố chất cần thiết của mọi nhân viên IT-gia-đình.

3. "Con ơi, có nhớ mật khẩu là gì không?" 

Thiết lập mạng Wi-Fi cho họ hàng và ghi lại rõ ràng mật khẩu trên tờ giấy. Một tháng sau, bạn sẽ phải setup lại Wi-Fi một lần nữa vì chủ nhà đã vô tình làm mất trong một lần dọn nhà.

4. File ơi, file ở đâu rồi? 

Một trong những điều gây ức chế nhiều nhất cho tất cả những người IT-gia-đình là tình trạng "nhờ kiếm file hộ". Ai đó trong nhà nhận file qua email và không biết tải attachment xuống - bạn phải ra tay. File được tải xong thì bạn lại phải ra tay tiếp tục để chép hộ vào USB đem đi in. Và dù bạn có bận việc hay không, trên công ty, bạn cũng phải biết tận dụng thời gian để "in hộ" file đó cho người thân của mình. Cảm giác in lén trên công ty rất...khó tả!

5. "Anh ơi, sao Wi-Fi phòng trọ em chậm quá?" 

Khi người yêu hỏi câu này, bạn biết rằng mình sẽ phải dành thời gian sang nhà cô ấy config lại router và ngồi tìm ra nguyên nhân. Điều gây ức chế nhất có lẽ là config cả ngày trời xong mới biết: W-iFi đang được share cho đồng chí sinh viên trọ kế bên dùng ké và máy tính nhà bên ấy có lẽ đang cắm download 24/24.

6. "Anh ơi, em mua máy tính rồi, anh chép dữ liệu sang máy mới hộ em ạ!"

So với các đề bài IT lắt léo khác, đây có lẽ là bài test tính kiên nhẫn ác liệt nhất dành cho bạn. Ngồi copy từng thư mục với chủ máy tính, xóa các thư mục không cần thiết...Có lẽ, bạn đang làm công việc dọn rác máy tính hơn là backup dữ liệu và chép sang máy khác.

7. "Trời ơi, dữ liệu đâu hết rồi???"

Máy tính dính virus nặng. Bạn đã cảnh báo là có thể mất dữ liệu trong quá trình quét và backup. Khổ chủ đã gật đầu đồng ý. Sau khi fix xong máy tính, khổ chủ kiểm tra lại và giật mình vì dữ liệu không cánh mà bay. Dân sửa máy tính free trở thành tội đồ số một và bị đuổi về không một lời từ biệt.

8. "Anh sửa hộ máy tính bạn em nhé!" 

Khi bạn đã sửa máy tính dùm một người - cơ hội lớn là tất cả bạn bè của người đó cũng sẽ mang laptop đến nhờ bạn cài lại win, bẻ khóa phần mềm nào ấy...Vì lịch sự (vả cả nể), bạn sẽ trở thành "cu li" cho thêm một người xa lạ nữa.

9. "Kiếm dùm em phần mềm XYZ và cài đặt hộ em luôn anh ơi" 

Một khi bạn đã lỡ dính vào chuyện sửa máy tính, 100% là chuyện cài driver, máy in, kể cả cài phần mềm mới họ cũng sẽ gọi đến bạn. Một lần làm tất cả thì không sao, nhưng đa phần bạn sẽ mất rất nhiều giờ nghỉ ngơi quý giá để sửa những lỗi trời ơi mà chính bạn cũng không biết từ đâu ra. 


Theo Tri thức trẻ

CÁCH TRẢ LỜI 10 CÂU HỎI HÓC BÚA NHẤT CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG

Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng, vì vậy bạn cần một cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Hãy luôn bình tĩnh và tỉnh táo khi trả lời câu hỏi của NTD

Dưới đây là 10 câu hỏi “hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng một số gợi ý giúp bạn "ghi điểm":

1. Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được không?
Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về cuộc sống, công việc của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên. Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp ngành Kỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở một hiệu sách, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi là người yêu thích văn học, mặc dù tôi tốt nghiệp trường Kỹ thuật nhưng tôi cũng có kiến thức về các nhà văn cổ điển và đương đại. Tôi tuy không là người đọc sách thường xuyên nhưng tôi lại là người dễ gần và có duyên khi tiếp xúc với người mới".

2. Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác?

Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn. Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng".

3. Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình? 

Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng".

4. Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình? 

Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.

5. Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình? 

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn.

6. Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm? 

Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình".

7. Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ".

8. Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ? 

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc".

9. Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.
(Nguồn tuyendung.com.vn)

KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP

Kinh nghiệm khởi nghiệp xương máu của tỷ phú Internet Tỷ phú Jack Ma – người sáng lập và cũng là cựu CEO của Alibaba Group, một trong những doanh nhân thành công nhất Trung Quốc về lĩnh vực Internet – đã chia sẻ một số kinh nghiệm khởi nghiệp của mình.
           

             
                   Jack Ma - Người sáng lập và cũng là cựu CEO của Alibaba Group

Sai lầm mà tôi hối tiếc nhất

Năm 2001, tôi đã phạm một sai lầm. Tôi đã nói với 18 người cùng gây dựng công ty với mình rằng vị trí cao nhất mà họ có thể nắm giữ là quản lý. Để lấp đầy tất cả những vị trí phó chủ tịch và giám đốc điều hành cao cấp, chúng tôi sẽ thuê người ngoài công ty.

Vài năm sau, những người mà tôi thuê về thì bỏ đi, còn những người mà tôi đã từng nghi ngờ khả năng của họ thì trở thành các phó chủ tịch và giám đốc.

Tôi tin vào 2 nguyên tắc: Thái độ của bạn quan trọng hơn khả năng của bạn. Tương tự như vậy, quyết định của bạn quan trọng hơn khả năng của bạn. 

Bạn không thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người, nhưng bạn có thể thống nhất mọi người qua mục tiêu chung

- Đừng cho rằng bạn có thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người. Điều đó là không thể.

- 30% sẽ không bao giờ tin bạn. Đừng để đồng nghiệp và nhân viên làm việc cho bạn, hãy để họ làm việc vì mục tiêu chung.

- Đoàn kết tập thể công ty dưới một mục tiêu chung sẽ dễ hơn rất nhiều việc đoàn kết tập thể vì một người cụ thể.

Người lãnh đạo có điều gì mà nhân viên không có? 

Lãnh đạo phải là người có tầm nhìn chiến lược xa hơn nhân viên.

Lãnh đạo cần phải can đảm và kiên trì hơn, có khả năng chịu đựng được những gì mà nhân viên không thể.

Lãnh đạo cần có sự bền bỉ cao hơn, khả năng chấp nhận thất bại.

Vì thế, các yếu tố làm nên một lãnh đạo tốt là tầm nhìn, sự kiên trì và năng lực.

Đừng tham gia vào chính trị 

Bạn cần hiểu rằng tiền bạc và quyền lực chính trị không bao giờ nên đi cùng nhau.
Khi bạn làm chính trị, thì đừng nghĩ về tiền bạc. Ngược lại, khi bạn làm kinh doanh, đừng nghĩ về chính trị.

Khi tiền bạc gặp chính trị, nó giống như là một quả bom đang đợi nổ.

4 câu hỏi lớn mà thế hệ trẻ cần suy ngẫm 

- Thất bại là gì: Bỏ cuộc là thất bại lớn nhất.

- Vực dậy là gì: Khi bạn trải qua những khó khăn, bất bình và thất vọng, bạn sẽ hiểu đứng lên là gì.

- Nhiệm vụ của bạn là gì: Là siêng năng hơn, chăm chỉ hơn và tham vọng hơn người khác

- Chỉ những kẻ ngốc mới dùng miệng để nói. Người thông minh dùng não, còn người khôn ngoan dùng trái tim.

Chúng ta được sinh ra để sống và trải nghiệm cuộc sống

Tôi luôn tự nói với mình rằng chúng ta được sinh ra không phải để làm việc, mà là để hưởng thụ cuộc sống. Chúng ta có mặt trên cuộc đời này để làm mọi thứ tốt đẹp hơn, chứ không phải để làm việc. Nếu bạn dành cả cuộc đời mình để làm việc, bạn sẽ hối tiếc vì điều đó. 

Cạnh tranh 

Những kẻ cạnh tranh một cách hiếu thắng với người khác là những kẻ ngốc.

Nếu bạn coi người ta là kẻ thù, họ sẽ là kẻ thù.

Khi cạnh tranh, đừng mang theo hận thù. Hận thù sẽ dìm bạn xuống.

Cạnh tranh giống như chơi một ván cờ. Nếu bạn thua, bạn luôn còn lần sau. Hai người chơi không bao giờ nên đánh nhau.

Một doanh nghiệp hay một doanh nhân thực sự thì không có đối thủ. Khi hiểu được điều này, bầu trời cũng có giới hạn.

Đừng than vãn và rên rỉ 

Khi bạn than vãn một vài lần, đó không phải là chuyện lớn. Nhưng nếu nó trở thành thói quen, nó sẽ giống như uống rượu: bạn uống càng nhiều thì sẽ càng khát. Trên con đường tới thành công, bạn sẽ thấy những người thành công không phải là những kẻ than vãn, cũng không phải là những kẻ hay phàn nàn.

Thế giới sẽ không nhớ bạn nói gì, nhưng chắc chắn sẽ không quên những gì bạn làm. 

Lời khuyên cho người mới khởi nghiệp 

Những cơ hội mà mọi người không nhìn thấy là những cơ hội thực.

Luôn để cho nhân viên của bạn đi làm với một nụ cười.

Khách hàng là số 1. Nhân viên là số 2. Cổ đông là số 3. 

Hãy thích nghi và thay đổi trước bất cứ xu hướng hay thay đổi lớn nào.

Đừng nghĩ đến tiền bạc. Quên việc kiếm tiền đi.

Thái độ của bạn xác định độ cao của bạn.

Kinh doanh 

Cơ hội lớn thường khó giải thích rõ ràng. Những thứ có thể giải thích rõ ràng thường không phải là những cơ hội tốt nhất.

Bạn nên tìm những người có kỹ năng để cùng khởi nghiệp. Bạn không nhất thiết phải tìm những người đã thành công. Hãy tìm những người phù hợp, chứ không phải là người tốt nhất.

Thứ thiếu tin cậy nhất trên thế giới này là mối quan hệ con người.

“Miễn phí” là từ đắt đỏ nhất. Hôm nay tồi tệ, ngày mai sẽ tệ hơn, nhưng ngày kia sẽ tốt đẹp.

4 điều người mới khởi nghiệp không nên làm​ 

Điều đáng sợ nhất khi mới khởi nghiệp là không thể nhìn ra, hợm hĩnh, không thể hiểu được điều gì đang diễn ra, không thể theo kịp.

Nếu bạn không biết đối thủ cạnh tranh ở đâu, hoặc thiếu cảnh giác với đối thủ, hoặc không thể hiểu tại sao đối thủ của mình trở thành mối đe dọa thực sự, thì chắc chắn bạn sẽ tụt lại phía sau kẻ đó. Đừng là “họ” trong câu nói này: Đầu tiên họ lờ bạn đi, sau đó họ cười bạn, rồi họ cạnh tranh với bạn, cuối cùng bạn thắng.

Ngay cả khi đối thủ của bạn vẫn còn nhỏ và yếu, bạn cũng nên coi trọng họ và nhìn họ như một gã khổng lồ. Tương tự, ngay cả khi đối thủ vô cùng mạnh, cũng đừng nên coi mình như một kẻ yếu thế.

Mở công ty riêng

Mở công ty riêng có nghĩa là: Bạn sẽ mất đi thu nhập ổn định, không được nghỉ phép, không được thưởng.

Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa là thu nhập của bạn sẽ không còn bị giới hạn. Bạn sẽ sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Bạn sẽ không còn cần cầu xin ân huệ từ bất cứ ai.

Nếu bạn suy nghĩ khác, bạn sẽ có thu nhập khác. Nếu bạn đưa ra lựa chọn khác bạn bè mình, cuộc sống của bạn sẽ khác họ.

Cơ hội 


Nếu có trên 90% đám đông nói ‘đồng ý’ với một đề xuất nào đó, chắc chắn tôi sẽ vứt đề xuất đó vào thùng rác. Lý do rất đơn giản: nếu quá nhiều người cho rằng đề xuất đó là tốt thì chắc chắn sẽ có nhiều người đang thực hiện nó, và cơ hội đó không còn thuộc về chúng ta nữa.
                                                                                                          Nguồn: Vietnamnet

BÀI HỌC QUÝ GIÁ TỪ LÁ THƯ CỦA NGƯỜI ÔNG QUÁ CỐ

Ngày 3/9/2012, James K. Flanagan, ở West Long Branch, New Jersey, Mỹ, đột ngột qua đời sau cơn đau tim. Chỉ vài tháng trước khi ra đi, ông đã viết một bức thư gửi cho 5 đứa cháu ngoại. Bức thư được đăng tải trên Huffington Post và đã khiến không ít độc giả xúc động trước những lời khuyên tâm huyết của ông James K. Flanagan dành cho các cháu.


Mr James K. Flanagan
"Đừng bao giờ nói với ai rằng cháu yêu họ khi sự thực không phải thế", ông James viết trong thư gửi cho các cháu chỉ vài tháng trước khi qua đời.

Dưới đây là bức thư của ông James K. Flanaga: Ryan, Conor, Brendan, Charlie và Mary Catherine yêu quý, Rachel (con gái của ông James) cứ giục ông viết cho các cháu vài lời khuyên, về những điều quan trọng mà ông đã học được trong cuộc sống. Ông bắt đầu viết bức thư này vào ngày 8/4/2012, đêm trước sinh nhật lần thứ 72 của ông.

1. Các cháu đều là món quà tuyệt vời mà Chúa ban tặng cho gia đình ta và cho cả thế giới. Hãy luôn nhớ điều đó, đặc biệt là khi những mối ngờ vực và sự chán nản bủa vây các cháu.

2. Đừng sợ hãi... về bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì. Hãy theo đuổi những hy vọng và ước mơ dù khó khăn đến đâu, dù chúng có "khác biệt" đến mấy trong mắt người khác. Rất nhiều người không làm những gì mình muốn hay những gì nên làm vì e dè ánh mắt, lời bàn tán của người khác. Hãy nhớ, những người không mang súp gà đến cho cháu khi cháu ốm hay đứng bên cạnh cháu khi cháu gặp khó khăn, thì họ chẳng đáng quan tâm đâu. Hãy tránh xa những kẻ bi quan, những kẻ lắng nghe ước mơ của cháu rồi nói "Ồ, nhưng nếu như...". Chẳng có cái "nếu như" nào cả. Hãy hiện thực hóa nó! Điều tồi tệ nhất trong cuộc sống là quay đầu lại và nói "Lẽ ra tôi nên...". Hãy chấp nhận mạo hiểm và không sợ lỗi lầm.

chiến thắng sợ hãi
3. Ai trên thế giới này cũng chỉ là một người bình thường. Một số người có thể đội mũ miện, (tạm thời) có quyền lực, có tiếng tăm và muốn cháu nghĩ rằng họ ở cấp bậc cao hơn những người khác. Đừng tin họ. Họ cũng có cùng những nỗi sợ hãi, sự nghi ngờ, và hy vọng như cháu; họ cũng ăn uống ngủ nghỉ và đánh rắm như bất kỳ ai.

4. Lập một danh sách cuộc sống với tất cả những việc cháu muốn làm: đi du lịch, học một kỹ năng, học một ngôn ngữ, gặp ai đó đặc biệt. Hãy ghi thật nhiều thứ và mỗi năm làm một vài điều trong danh sách. Đừng nói "Mai tôi sẽ làm" (hay tháng sau, năm sau), đó là con đường chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Chẳng có ngày mai, cũng không có "thời điểm thích hợp" để bắt đầu một điều gì đó ngoại trừ ngay bây giờ.

List of life
5. Luyện tập câu tục ngữ Ireland: "Khen ngợi đứa trẻ và nó sẽ tỏa sáng".

6. Tốt bụng và hết lòng giúp đỡ mọi người, đặc biệt là những người yếu đuối, sợ hãi và trẻ em. Ai cũng phải gánh một nỗi đau nào đó, và họ cần lòng trắc ẩn của chúng ta.

7. Đừng gia nhập quân đội hay một tổ chức nào dạy cháu cách giết chóc. Chiến tranh là ma quỷ. Mọi cuộc chiến đều được khởi xướng bởi những người đàn ông lớn tuổi, ép buộc hoặc lừa gạt những thanh niên trẻ để họ thù ghét và giết lẫn nhau. Những người đàn ông lớn tuổi sống sót và họ kết thúc cuộc chiến bằng giấy và bút, cũng giống như cách họ mở màn. Nhiều người vô tội phải chết. Nếu chiến tranh là tốt và cao thượng thì sao những người lãnh đạo đã khởi xướng chiến tranh không ra chiến trường mà chiến đấu?

8. Đọc nhiều sách nhất có thể. Sách là hiện thân của sự thông thái, là nguồn sáng, nguồn cảm hứng tuyệt vời. Sách không cần pin sạc hay kết nối và có thể đi đến bất cứ đâu.

Sách mở ra những chân trời mới
9. Thật thà.

10. Thường xuyên đi du lịch, nhất là khi còn trẻ. Đừng đợi đến khi cháu có "đủ" tiền hay đến khi "đúng dịp". Chẳng bao giờ đến lúc đó đâu.

11. Chọn công việc hay chuyên môn cháu muốn làm. Chắc chắn điều này không dễ dàng, nhưng một công việc phải là một niềm vui. Hãy cẩn thận khi làm việc gì chỉ vì tiền, nó có thể phá hủy tâm hồn cháu.

12. Đừng la hét, vừa không có tác dụng vừa làm tổn thương cả cháu và những người khác. Bất cứ khi nào ta kêu la, ta đều thất bại.

13. Luôn luôn giữ lời hứa với trẻ con. Đừng nói "Bố mẹ sẽ xem xét" khi trong đầu cháu nghĩ là "không". Trẻ con trông đợi sự thật, hãy cho chúng sự thật cùng tình yêu và lòng tốt.

14. Đừng bao giờ nói với ai rằng cháu yêu họ khi sự thực không phải thế.

15. Sống chan hòa với tự nhiên: ra ngoài trời, đến những rừng cây, núi, biển, sa mạc. Điều này rất quan trọng cho tâm hồn cháu.

16. Đến thăm Ai-len. Đó là nơi linh hồn của gia đình chúng ta sinh ra.

17. Ôm những người cháu yêu mến. Nói với họ rằng họ có ý nghĩa như thế nào với cháu, ngay bây giờ, đừng đợi đến khi quá muộn.

18. Biết ơn. Có một câu nói rằng: "Hôm nay là một ngày trong cuộc đời chúng ta, và nó sẽ không bao giờ trở lại".

Hãy ghi nhớ điều này mỗi ngày. Trong điếu văn của ông James K. Flanagan có viết, ông "tự hào khi sống tự do và chiến đấu bền bỉ cho những người yếu. Ông là một tác giả tài năng, một nhà thơ và là một người kể chuyện Ai-len.Tình yêu lớn nhất của ông là dành thời gian ở bên gia đình, nhất là với 5 đứa cháu" Ryan (11 tuổi), Conor (10), Brendan (9), Charles (8) và Mary Catherine (5).
                                                                                                     
                                                                                                         Nguồn: VnExpress

CẬU BÉ 14 TUỔI HIẾN KẾ CHO NƯỚC MỸ

Đây là một dự án vô cùng đáng chú ý của Suvir Mirchandani, cậu học trò 14 tuổi đam mê khoa học tại Mỹ.

:
Mực in đắt hơn cả nước hoa Pháp, cần phải tiết kiệm như giấy.

- Sau khi đo lường lượng mực cho các chữ cái được dùng nhiều nhất bằng cả phần mềm lẫn phương pháp vật lý, Suvir Mirchandani đưa ra kết luận thú vị: đổi font chữ = tiết kiệm tiền.

Để viết ra chữ "e", chữ cái được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh, ta chỉ cần một lần chạm ngón bàn phím hoặc một chấm mực tí xíu là xong. Nhưng khi chữ "e" cỏn con ấy được in ra hàng triệu lần trên hàng nghìn thứ giấy tờ, văn bản thì sao? Lúc đó mới thấy mực in cần thiết như thế nào.

Điều này nghe có vẻ lạ tai nhưng đây chính là suy nghĩ của một cậu bé 14 tuổi có tên Suvir Mirchandani đến từ thành phố Pittsburgh, Hoa Kỳ nhằm tìm cách giảm chất thải và tiết kiệm cho ngôi trường của mình.

Khi vừa trở thành cậu học trò lớp sáu của trường trung học Dorseyville, Suvir nhận ra rằng tài liệu phát cho học sinh hàng ngày đều nhiều hơn rất nhiều so với hồi tiểu học. Với niềm đam mê đưa khoa học máy tính vào bảo vệ môi trường, Suvir đã tự hỏi làm thế nào để tiết kiệm giấy và mực một cách tối đa.

Dùng giấy tái chế và in hai mặt là những cách tiết kiệm quen thuộc đã được nhắc tới thường xuyên nhưng ít ai để ý tới một nguồn nguyên liệu quan trọng không kém gì giấy, đó chính là mực. "Tính theo thể tích, mực còn đắt gấp đôi nước hoa Pháp", Suvir cười và nói.

Cậu bé nói đúng, mỗi ounce (30 ml) nước hoa Chanel No.5 có giá 38 USD, còn lượng mực in chạy cho máy Hewlett Packard cùng thể tích đó có thể lên tới 75 USD. Cậu liền bắt tay thực hiện một dự án vô cùng ấn tượng mà mới đầu, nó chỉ được đem đi thi triển lãm khoa học ở trường.

Đổi font chữ nào? Tiết kiệm bao nhiêu? 

Dự án được tiến hành bằng cả phần mềm và phương pháp vật lý: - Suvir thu thập tài liệu do giáo viên phát và tập trung vào những chữ cái được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh: e, t, a, o và r.

- Cậu thống kê tần suất sử dụng của mỗi chữ ấy, thử nghiệm bốn kiểu font khác nhau: Garamond, Times New Roman, Century Gothic và Comic Sans, rồi đo lường lượng mực dùng cho mỗi chữ cái bằng công cụ mang tên APFill® Ink Coverage Software bản thương mại.

- Cậu phóng to chữ cái, in ra, cắt trên giấy bìa rồi cân lên để xác minh kết quả. Với mỗi chữ cái, cậu tiến hành ba lần và ghi lại lượng mực dùng cho mỗi font.

- Từ phân tích này, Suvir phát hiện ra rằng nếu sử dụng Garamond, loại font có nét mảnh mai hơn, trường cậu có thể tiết kiệm được những 24% lượng mực in hàng năm, tương đương với số tiền21.000 USD.

Được sự khích lệ của giáo viên, Suvir lại tìm cách công bố rộng rãi kết quả nghiên cứu của mình và tình cờ biết đến"Journal for Emerging Investigators" (Báo Nhà Nghiên Cứu Trẻ, viết tắt là JEI), một ấn phẩm dành riêng cho công trình nghiên cứu của học sinh cấp hai và cấp ba, thành lập bởi tốt nghiệp sinh trường Đại học Harvard từ năm 2011, có tiêu chuẩn tương tự như tạp chí khoa học.

Tờ báo cho biết trong số gần 200 bài viết nhận được từ năm 2011, dự án của Suvir nổi bật hơn hẳn, không những rõ ràng, đơn giản mà còn phân tích sâu: "Chúng tôi rất đỗi ấn tượng và nhìn ra ngay tiềm năng ứng dụng thực tế từ bài viết của Suvir" nhưng họ cũng đặt ra câu hỏi: "Tiềm năng tiết kiệm thật sự trên thực tế là bao nhiêu?"

Vì lẽ đó, JEI yêu cầu Suvir thực hiện dự án trên quy mô tầm cỡ hơn nữa, đó chính là: chính phủ liên bang.

Với kinh phí dành cho in ấn hàng năm lên tới 1,8 tỉ USD, chính phủ là một thử thách to lớn bội phần so với một dự án khoa học ở trường trung học.

Suvir lặp lại thử nghiệm trên năm trang in mẫu từ trang web tài liệu của Văn phòng In Ấn chính phủ và vẫn tìm ra kết quả tương đồng: đổi font chữ = tiết kiệm tiền. 

Cơ quan Quản trị Dịch vụ chung của Hoa Kỳ (General Services Administration, GSA) ước tính chi phí hàng năm dành cho mực in là 467 triệu USD. Suvir kết luận nếu chính phủ liên bang đổi sang font Garamond, mỗi năm có thể tiết kiệm được gần 30%, tức 136 triệu USD. Nếu chính phủ các bang cũng vào cuộc thì lại có thêm 234 triệu USD nữa được tiết kiệm. 

Liệu chính phủ Hoa Kỳ sẽ thay đổi? 

Gary Somerset, giám đốc PR và truyền thông tại Văn phòng In Ấn chính phủ nhận xét dự án của Suvir "rất đáng chú ý". Nhưng ông chưa có lời hứa hẹn rằng văn phòng sẽ thay đổi kiểu chữ.

Theo lời ông, Văn phòng In Ấn chính phủ đang bảo vệ môi trường bằng cách số hóa nội dung giấy lên trang web: "Năm 1994, chúng tôi in ra 20.000 bản photo mỗi ngày cho hai loại công báo Federal Register (Sổ bộ liên bang) và Congressional Record (Văn bản ghi nhận). Nhưng 20 năm sau, con số này giảm xuống còn 2.500 bản mỗi ngày."

Không những vậy, công báo Federal Register còn được in trên giấy tái chế, đây là việc mà văn phòng đã làm trong suốt hơn nửa thập kỷ qua. Nhằm tiết kiệm mực, liên bang còn áp dụng sáng kiến mang tên "Printwise" đến từ Hiệp hội Dịch vụ Công cộng (General Services Association), có chức năng hướng dẫn các văn phòng thuộc cấp chính phủ đặt font mặc định cho máy tính là Times New Roman, Garamond và Century Gothic để giảm thiểu chi phí in ấn.

Họ hy vọng cách này sẽ giúp chính phủ liên bang tiết kiệm khoảng 30 triệu USD hàng năm. Niềm hy vọng của thiên tài 14 tuổi Suvir đánh giá cao những cố gắng trên. Còn dự án của mình, cậu coi đó là một cách để gây tác động trên phạm vi toàn quốc chứ không riêng gì chính phủ, bởi lẽ: "Người tiêu dùng vẫn đang in ấn tại nhà, chính họ cũng có thể thay đổi cơ mà".

Ở tuổi 14, Suvir hiểu rằng việc thực hiện một dự án khó khăn như thế nào: "Em nhận ra rằng thay đổi hành vi của người khác là điều rất khó khăn, phải nói là khó nhất". Nhưng cậu bé thiên tài vẫn giữ hy vọng: "Em hoàn toàn mong được nhìn thấy một thay đổi thực sự và nguyện cố gắng hết sức có thể để điều đó xảy ra". 

Còn cả một quãng thời gian dài đang chờ đợi phía trước, biết đâu Suvir và những người trẻ giống như cậu có thể giúp thủ đô Washington, giới doanh nghiệp hay thậm chí cả thế giới gỡ rối những vấn đề chính trị và công nghệ đang tồn tại hàng ngày.

Theo CNN

CHÂN DUNG BÀ BILL GATES -

Không phải vô cớ mà người bạn thân của họ – nhà tỉ phú Warren Buffet – đã có nhận xét rất đáng chú ý: “Bill Gates cực kỳ thông minh. Nhưng khi ta nhìn toàn bộ bức tranh chứ không phải một phần riêng biệt nào đó thì Melinda hiển nhiên là vượt xa chồng. Nếu như Melinda không làm việc trong quỹ từ thiện của hai vợ chồng họ thì liệu tôi có trao tiền cho Bill không? Có lẽ không”.




Bà là người có vai trò không thể thay thế trong cuộc đời Bill Gates


Là vợ của người đàn ông giàu nhất thế giới nhưng Melinda không mấy quan tâm đến những cửa hàng thời trang sang trọng, những loại mỹ phẩm đắt tiền hay những tác phẩm nghệ thuật danh giá. Thay vào đó, suốt ngày bà chúi mũi vào những chuyện đại loại như… chu trình sống của con muỗi.

Một người phụ nữ hơi bất thường chăng?

Ngay sau khi cưới nhau, vợ chồng Bill Gates bắt đầu làm từ thiện nhưng làm một cách dè dặt, trong đó có lần tặng máy vi tính xách tay cho các ngôi làng ở khu vực cận Sahara (Phi châu). Nhưng rồi hai người nhận ra người dân lục địa đen cần thức ăn để no bụng và thuốc men để chống lại cái chết hơn là phần mềm Windows xa xỉ.

Thế là họ tậu bao nhiêu là sách về các bệnh lây lan vì ký sinh trùng, về hệ miễn dịch, về cách phòng bệnh… “Bạn không thể nói về chuyện tài trợ cho thuốc chống sốt rét nếu như bạn không hiểu rõ chu trình sống của con muỗi. Làm từ thiện không chỉ đơn giản là ký séc chi tiền”, Melinda nói.

Tại sao lại phải nhọc công đến thế?

Melinda có thể tận hưởng một cuộc sống trong nhung lụa, dành thời gian chăm sóc con cái. “Khi cưới nhau, tôi và Bill định khi về già sẽ chia sẻ tiền bạc với người khác. Lần đầu tiên chúng tôi đến châu Phi là nhân một chuyến đi săn năm 1993.

Chúng tôi không thể nào tận hưởng thiên nhiên hoang dã vì cảnh tượng mọi người đi chân đất, phụ nữ phải vừa bế con vừa xách nước đi hàng cây số và bởi lời mời từ một bộ lạc về việc dự buổi lễ cắt âm vật phụ nữ.

Sau đó về nhà, chúng tôi tìm đọc Báo cáo về phát triển thế giới năm 1993 và không khỏi giật mình. Trẻ con đang chết hàng loạt chỉ vì căn bệnh tiêu chảy và những loại bệnh cơ bản mà trẻ con ở nước chúng tôi đã được tiêm vắc-xin.

Chúng tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu sự thật và càng tìm hiểu, chúng tôi càng thấy không thể chờ vì bệnh tật không đợi chúng tôi. Tôi đi vòng quanh thế giới để xem điều gì đang xảy ra.

Nỗi sợ hãi khi quay về quá khủng khiếp đến độ tôi không dám hy vọng. Nhưng rồi bạn thấy đó, kinh tế đang thay da đổi thịt ở các nước phát triển và tự nó cải thiện mọi chuyện. Điều đó đã vực Bill và tôi dậy”.

“Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động” / Melinda Gates

Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000.

Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ USD). Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ. Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD.

Hồi đầu năm, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD – một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử.

Những lần tài trợ trước đó của vợ chồng Bill Gates đã giúp tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho 43 triệu trẻ em, giúp giảm 39% tỷ lệ trẻ em bị sởi… Ngoài ra, BMGF còn chi mạnh cho các dự án khoa học nghiên cứu vắc-xin và thuốc men, trong đó phải kể đến chương trình trị giá 35 triệu USD để thử nghiệm vắc-xin chống sốt rét ở Zambia .

Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì ông bà Gates không dành phần lớn tài sản của mình để lại cho con cái. Hiện họ đang có 3 đứa con nhỏ nhưng Melinda không tỏ ra lo lắng:

“Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền”.

Hiệp hội Bill & Melinda Gates đã chi bao nhiêu cho ai?

Tính đến đầu năm 2005, tỷ phú này đã cam kết số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Tức ông đã đem cho không đến 38% tổng tài sản của mình. 9,3 tỷ USD là tổng số tiền mà tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đã chi cho các công cuộc từ thiện cứu tế và giáo dục thông qua hiệp hội mang họ tên mình thành lập vào năm 2000.


Chúng được chia ra như sau:

Sức khoẻ: 5,5 tỷ USD (gồm chiến lược sức khoẻ toàn cầu, 2,3 tỷ USD; nghiên cứu trị HIV/AIDS, bệnh lao và y tế sinh sản, 1,5 tỷ USD; các bệnh lây lan khác, 1,1 tỷ USD; nghiên cứu phát triển công nghệ y tế toàn cầu, 0,4 tỷ USD; nghiên cứu y tế, chiến dịch y tế toàn cầu…, 0,1 tỷ USD)

Giáo dục: 2,4 tỷ USD
Chương trình xây dựng thư viện toàn cầu: 0,3 tỷ USD
Những dự án đặc biệt khác: 0,6 tỷ USD
Các chương trình từ thiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương: 0,6 tỷ USD .


Melinda Gates- quyền lực mà thầm lặng

Có một người phụ nữ giản dị, nhân hậu đã chinh phục được biết bao chính khách, doanh nghiệp. Xuất thân trong một gia đình bình dân Mỹ nhưng nhờ nỗ lực cá nhân và cả nét duyên thầm, người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng của quyền lực mềm thế giới.

Năm nay 44 tuổi, Melinda Gates luôn sát cánh cùng người chồng tỷ phú, nhà sáng lập và điều hành Microsoft trong nhiều năm qua, và bản thân bà cũng là chủ tịch quỹ tài trợ lớn nhất thế giới.

Bà là người có vai trò không thể thay thế trong cuộc đời Bill Gates, là một trong những động lực to lớn để Bill Gates lập ra quỹ Bill & Melinda Gates.

Chung sống với Bill Gates đã 14 năm nhưng Melinda luôn có một cuộc sống trầm lặng, ít khi lộ diện trước báo giới. Những cuộc phỏng vấn luôn bị từ chối, thay vào đó là những cuộc trò chuyện mỗi tuần với những người cộng sự. Người ta biết đến Melinda qua những người bạn của bà nhiều hơn.

Mối thâm tình với chiếc máy tính

Trước khi quen biết Bill Gates, nàng thiếu nữ Melinda đã mê tít máy tính. Chính tình yêu này đã thay đổi cuộc đời cô.

Khi Melinda 14 tuổi, cha cô tặng cho con gái yêu chiếc máy tính Apple II. “Tôi đã nịnh cha mẹ đặt vào phòng riêng của mình để tiện học tập nhưng thời gian đầu tôi khoái chơi game hơn”, Melinda nhớ lại.

Không lâu sau, Melinda đã nắm được ngôn ngữ lập trình cơ bản và thường xuyên trao đổi kiến thức với các cậu con trai quanh xóm. Chính việc ham thích trao đổi về máy tính đã khiến cô bé bớt đi những rụt rè tuổi dậy thì, tự tin và hòa đồng hơn hẳn. Chiếc máy tính Apple II năm sau đã được nâng cấp lên thành Apple III. Melinda thường dùng máy tính giúp cha quản lý sổ sách, kế toán.

Gia đình Melinda không giàu có. Bố cô là kỹ sư và mẹ cô là một người nội trợ điển hình. Mặc dù cha mẹ cô có cho thuê một vài gian phòng để phụ thêm nhưng việc lo cho cả 4 chị em Melinda học lên đại học quả thật không hề dễ dàng. Melinda cùng các anh chị em từ nhỏ đã phụ giúp mẹ lau bàn, dọn bếp và cắt cỏ.

Khi Melinda còn đi học, tuy không có quy định thành văn nhưng thành tích học tập luôn được cả gia đình coi trọng. Melinda luôn đặt cho mình những mục tiêu để chinh phục một cách bền bỉ và quyết tâm. Cô giáo dạy môn đại số đã nhận xét “Melinda luôn tìm ra cách học tập hiệu quả nhất!”.

Khi đó, Melinda theo học tại một trường nữ sinh Thiên Chúa giáo, cô ao ước được vào trường Notre Dame. Trong suốt quá trình học, Melinda luôn cố gắng và đã trở thành đại diện phát biểu trong lễ bế giảng.

Nhưng cũng chính Melinda là người đưa ra quyết định từ bỏ trường đại học đặc biệt này vì nơi đây coi “máy tính là sở thích nhất thời, phụ nữ không phù hợp với nghiên cứu công nghệ”.

Sau đó Melinda được nhận vào trường đại học Bắc California .. Trong 5 năm học tại đây, Melinda đã được nhận bằng cử nhân khoa học máy tính và thạc sỹ quản trị kinh doanh.

Ngay trước hôm tiến hành lễ tốt nghiệp, Melinda đã tham gia phỏng vấn vào công ty IBM. Cô nhớ lại “Tôi đã nói với người phỏng vấn là mình sẽ tham gia thi tuyển vào một công ty phần mềm nữa. Bà ấy đã mỉm cười và nói nếu tôi được công ty phần mềm đó chọn, tôi càng có nhiều cơ hội hơn”. Và Melinda đã đến nơi có nhiều cơ hội hơn – Microsoft.

Tình yêu với sếp và khát vọng chung thay đổi thế giới

Năm 1987, Melinda bắt đầu làm việc chính thức tại Microsoft. Cô phụ trách quảng bá phần mềm văn bản.

Ngay từ những ngày đầu tiên, Melinda đã thích không khí làm việc cởi mở, năng động nơi đây. Cô chúi mũi vào công việc mà không thể ngờ rằng chỗ làm việc lý tưởng này lại đem đến cơ hội tình yêu cho mình.

Melinda là người trẻ nhất trong những người được nhận vào Microsoft làm việc đợt đó. Trong 10 người có bằng MBA, cô cũng là người nữ duy nhất. “Những người được tuyển đợt đó rất tài năng.

Tôi đã choáng ngợp khi tiếp xúc với họ và nghĩ họ có thể thay đổi thế giới. Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì sao công ty phần mềm nho nhỏ hồi đó lại hấp dẫn họ đến thế!”

Khi đó hai sếp lớn Bill Gates và Steve Ballmer đang bất đồng trong khá nhiều vấn đề, họ thường căng thẳng và quát cả cấp dưới. Nếu như không có cảm tình đặc biệt khi nhìn thấy dáng vẻ thư sinh của Bill, Melinda đã bỏ việc từ lâu.

Sau khi vào công ty được 4 tháng, Melinda đến New York tham dự một triển lãm công nghệ và ngồi cạnh Bill Gates trong một buổi tiệc.

Melinda nhớ lại: “Anh ấy quả thật rất có phong cách, còn hơn trong tưởng tượng của tôi”. Khi Bill được hỏi tại sao để ý Melinda, ông trả lời: “Tôi nghĩ chắc là do vẻ đẹp của cô ấy”.

Mùa thu năm đó, Bill và Melinda gặp lại nhau tại nhà để xe của công ty. Melinda nhớ hôm đó là thứ 7 và mọi người trong công ty vẫn phải đi làm.

Họ nói chuyện một lúc, Bill nhìn đồng hồ và hỏi: “Em có đồng ý hẹn hò với tôi trong vòng hai tuần bắt đầu từ thứ 6 tuần sau không?”

Melinda trả lời: “Từ thứ 6 tuần sau bắt đầu hai tuần hẹn hò? Em thấy không được tự nhiên lắm! Không biết được, đến lúc đó hãy gọi cho em”.

Sau đó, Bill gọi lại báo cho Melinda lịch hoạt động ngày hôm đó, Melinda nhận lời hẹn gặp ông vào buổi tối thứ 6 định mệnh.

Trước khi hai người gặp nhau, Bill đã là một tỉ phú nhưng điều đó không có nghĩa là ông có thể “mua” được tình yêu. “Theo đuổi cô ấy thật vất vả”, Bill than thở. Số là mẹ của Melinda vốn cho rằng chuyện tình cảm của con gái mình với sếp không có gì hay ho cả.

Nhưng Melinda đã đặt ra những giới hạn cho mối quan hệ này, quyết không để ảnh hưởng đến công việc. “Tôi không muốn công khai tình cảm, không bao giờ nói chuyện công việc trong thời gian hẹn hò…”

Dù có công khai chuyện tình cảm với sếp lớn hay không thì bạn bè đồng nghiệp vẫn phải nể Melinda về năng lực làm việc.

Sau 9 năm làm việc bà đã lên chức giám đốc phụ trách các sản phẩm thông tin.

Cấp trên trực tiếp của Melinda lúc đó, bà Patty Stonesifer đã nhận xét: “Nếu tiếp tục ở lại làm việc, Melinda chắc chắn sẽ đứng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của Microsoft”.





Tháng 1/1994, Melinda rời khỏi Microsoft, dành toàn bộ tâm huyết cho quỹ từ thiện. Tình cảm hai người dành cho nhau càng trở nên sâu sắc.

Trước đây Bill Gates chưa bao giờ nghĩ đến việc thành lập quỹ tài trợ, dù luật sư và kế toán của ông thường xuyên khuyên ông nên dành thời gian và tiền bạc để chính thức tham gia các hoạt động từ thiện.

Đó cũng là lý do mà báo chí những năm 1990 gọi Bill là “kẻ hà tiện”. Cha của Bill giải thích “Con tôi không muốn đứng ra thành lập quỹ từ thiện vì không muốn sở hữu thêm một công ty nữa”. Ngay từ ngày đầu lập quỹ, Melinda đã quán xuyến công việc quản lý.
Những ngày đầu, Melinda và Bill lập ra dự án tặng cho mỗi phòng học một laptop phục vụ việc giảng dạy nhưng công tác quảng bá đã bị giới truyền thông phê bình gay gắt vì… phô trương và thiếu thực tế.

Khi đi khảo sát các trường học, Melinda nhận ra rằng, chỉ trang bị cơ sở vật chất đơn thuần không giải quyết được những vấn đề giảng dạy, vì thế sau này thúc đẩy phổ cập giáo dục mới là mục tiêu chính của quỹ.

Dưới ảnh hưởng của Melinda, quỹ Bill & Melinda Gates đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong lĩnh vực phòng chống AIDS, bệnh sốt rét…

Melinda chia sẻ: “Chúng tôi muốn dần dần thiết lập một danh sách cần cứu trợ hợp lý. Tiền chỉ có ích khi mang lại những lợi ích thực sự cho những người cần cứu trợ nhất”.

Bà cũng cho biết, quỹ Bill & Melinda Gates không quyên gửi thẳng tiền cho viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ mà tập trung cho những dự án và khu vực khẩn thiết hơn.

Bà Gates dùng phương pháp liên kết những nhà bán thuốc và bảo đảm trợ cấp tài chính cho việc nghiên cứu để đổi lấy sự hạ giá thuốc cho những nước nghèo, qua đó tạo đà mới cho ngành y học ngừa bệnh của các nước kém phát triển vốn đã bị chững lại từ những năm 1990.

Và rõ nét nhất là việc sáng lập Công ty Vaccine HIV – là công ty liên kết các nhà nghiên cứu với ngân sách 400 triệu USD.

Trải qua 7 năm hoạt động, dưới sự điều hành của Melinda, quỹ Bill & Melinda Gates đã góp phần cứu sống ít nhất 700.000 người tại các quốc gia nghèo thông qua các khoản đầu tư vào những chương trình vaccine.

Quỹ Bill & Melinda Gates hiện là quỹ từ thiện lớn nhất thế giới, với tài sản lên tới 29,1 tỉ USD và luôn đi đầu trong chiến dịch nâng cao sức khỏe cộng đồng trên quy mô quốc tế. Melinda, Bill Gates và cha của Bill là 3 thành viên điều hành quỹ.

Gần đây, Bill Gates đã chính thức rời khỏi Microsoft để hoàn toàn tập trung cho công việc từ thiện.

Mỗi năm quỹ này nhận được khoảng 6.000 thư xin được trợ giúp ở khắp nơi trên thế giới.

Bill và Melinda sẽ tự mình phê duyệt với tổng số tiền trên 40 triệu USD. Cách làm những công việc ở quỹ của đôi vợ chồng này uyển chuyển và có phần thử thách hơn cả khi điều hành Microsoft.

“Chúng tôi trò chuyện ngay cả lúc cùng chạy bộ với nhau”, Bill cười nói. Trong vòng hai năm trở lại đây Bill Gates đã chạy bộ khá đều đặn và cùng luyện tập trí nhớ một cách thú vị và ý nghĩa.

Hai người cùng thảo luận và nêu ra các phương án hành động cho các dự án tài trợ. Các thông tin này sẽ được cả hai nhẩm nhớ, không ghi lại bằng giấy gì cả và ghi nhớ cho đến khi thông báo lại cho các thành viên quản lý quỹ để thông qua chính thức.

Tháng 6/2006, Warren Buffet đã chuyển giao một phần tài sản trị giá khoảng trên 30 tỉ USD của mình vào việc làm từ thiện, trong đó 83% số tiền được đưa vào Quỹ Bill & Melinda Gates. Khoản hiến tặng này được xem là lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Vào thời điểm đó, số tiền được quyên này còn lớn hơn gấp đôi số tiền hiện có của quỹ. Đây là lời công nhận đầy thuyết phục đối với khả năng quản lý từ thiện, một lĩnh vực mới mẻ và nhiều thách thức của nhà đầu tư tài chính hàng đầu với hai vợ chồng Bill Gates.

Tin vui này cũng đến khi cả hai người đang chạy bộ. Melinda nhớ lại với một vẻ bồi hồi: “Tôi nhận được điện báo và không tin vào tai mình nữa. Tôi nói với Bill, và thực sự muốn khóc. Chúng tôi đã làm được, chúng tôi đã có niềm tin của mọi người, và chúng tôi có nhiều trách nhiệm hơn nữa”.

Hiện nay, Quỹ từ thiện của hai vợ chồng bà đã thu thập được 37,6 tỉ USD, trong đó, 3,5 tỉ USD là phần góp của nhà tỉ phú Warran Buffet, người đứng đầu công ty Berkshire Hathaway. Sắp tới đây, Warren Buffet dự định chuyển cho quỹ Bill & Melinda Gates thêm 9.000 cổ phiếu nữa với trị giá 41 tỉ USD.

Như vậy, cùng với các khoản lạc quyên và hàng tỉ USD của chính hai vợ chồng Bill Gates, tổng số vốn của quỹ trong vài năm tới sẽ đạt đến con số khổng lồ là 100 tỉ USD.

Cả hai vợ chồng đều sẵn sàng chi tiêu toàn bộ số tiền này vào việc giúp đỡ những người nghèo khổ không chỉ ở nước Mỹ. Đến nay, quỹ đã chi gần 20 tỉ USD cho nhiều hoạt động từ thiện.

Bill Gates thừa nhận rằng vợ ông hiểu biết về con người hơn ông. Khi động chạm đến việc nên chi tiền trong quỹ vào những lĩnh vực gì, bà Melinda bao giờ cũng có những ý tưởng thông minh hơn chồng.

Melinda nói: “Hai vợ chồng chúng tôi đã cùng soạn lập danh mục những hiện tượng bất công nhất trên thế giới. Và chúng tôi lựa ra những hiện tượng mà chúng tôi có thể đấu tranh”.

Trong hoạt động nhân đạo chung của cả hai vợ chồng, vai trò của bà Melinda dường như nổi bật hơn.

Không phải vô cớ mà người bạn thân của họ – nhà tỉ phú Warren Buffet – đã có nhận xét rất đáng chú ý: “Bill Gates cực kỳ thông minh. Nhưng khi ta nhìn toàn bộ bức tranh chứ không phải một phần riêng biệt nào đó thì Melinda hiển nhiên là vượt xa chồng. Nếu như Melinda không làm việc trong quỹ từ thiện của hai vợ chồng họ thì liệu tôi có trao tiền cho Bill không? Có lẽ không”.

Như vậy, điều kiện chủ yếu thúc đẩy Buffet chuyển giao tài sản chính là người vợ nhanh nhẹn, hiểu biết, thấu tình đạt lý của Bill Gates. Buffet đã khiến Bill phải thốt lên: “Melinda đúng là vận may lớn nhất cuộc đời tôi”.




Yêu thích cuộc sống bình lặng

Là vợ người thường xuyên giữ vị trí giàu nhất thế giới, Melinda không tránh khỏi những phiền toái của cuộc sống.

Dù cố gắng thế nào đi nữa, Melinda cũng rất khó khăn để có được cuộc sống bình thường. Nhưng đến nay, sau nhiều nỗ lực, người phụ nữ dịu dàng này vẫn có cách để cuộc sống của mình đi theo những quỹ đạo mong muốn.

Trước khi kết hôn với Bill Gates, Melinda cũng chịu nhiều áp lực từ khối tài sản đồ sộ này. Melinda luôn băn khoăn con người mải mê công việc và cạnh tranh thương trường của Bill Gates có thích hợp với cuộc sống gia đình hay không.

Câu hỏi: “Cái người có thể phát điên lên vì công việc này nếu làm chồng mình sẽ ra sao?” luôn quẩn quanh trong đầu Melinda.

Cuối cùng bà cũng nói thẳng điều này ra với Bill, rằng: “Nếu muốn em dọn đến ở cùng anh, anh cần phải tạo nên một ngôi nhà thực sự ấm cúng của gia đình giống như em tưởng tượng”.

Sau 6 tháng thảo luận, bàn bạc với vị hôn phu, Melinda đã đích thân thuê kiến trúc sư cải tạo khu nhà ở 3.700m2. Đến nay, cứ cuối tuần Melinda đều cho đội ngũ làm thuê trong tư gia nghỉ, để gia đình có thể trải qua những giây phút quây quần bên nhau như những gia đình bình thường khác.

Có 3 con, điều đáng ngạc nhiên là chính Melinda đã tuân thủ các quy định nuôi con bằng sữa mẹ như các bác sĩ khuyến cáo.

Trong việc nuôi dạy bọn trẻ, Melinda cũng khuyến khích các con tự lập và làm việc chăm chỉ. Bà cũng tranh thủ đưa các con đi cùng trong các chuyến đi từ thiện để vừa rèn luyện sức khỏe, vừa mở rộng tầm nhìn về thế giới cho chúng.

Melinda và Bill cũng thống nhất trong việc để dành thừa kế cho các con. Sẽ không quá 5% tài sản của họ sẽ trở thành tiền thừa kế của 3 con, còn khối tài sản khổng lồ còn lại sẽ trở thành khoản đầu tư từ thiện với mong muốn sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa.

Thực ra, ban đầu Bill và Melinda thậm chí không muốn để lại tài sản gì cả nhưng người bạn thân Buffet đã khuyên :

“Một người có rất nhiều tiền nên để lại cho con cái họ đủ số tiền, để chúng thực hiện ước mơ của mình, nhưng cũng không được nhiều đến mức, chúng không muốn làm gì nữa”.

Không thích mua sắm, ghét những nhãn hàng xa xỉ và chỉ trang điểm nhẹ nhàng, Melinda vẫn giữ được vẻ đẹp trẻ trung suốt những năm qua.

Một trong những bí quyết của bà là luyện tập thể thao đều đặn. Melinda đã tập chạy marathon từ gần 15 năm qua, thậm chí còn tham dự cả giải Seattle Marathon.

Dù bận rộn đến mấy, mỗi tuần bà cũng có một cuộc chạy việt dã, trong 1 giờ vượt qua 11km. Việc Bill tham gia chạy trong 2 năm trở lại đây cũng là do Melinda khuyến khích và thôi thúc.

Sưu tầm