LỚP CƠ ĐIỆN TỬ

Cao đẳng KỶ THUẬT CAO THẮNG 2011-2014

LỚP CƠ ĐIỆN TỬ

Cao đẳng KỶ THUẬT CAO THẮNG 2011-2014

timer_555_astable_sch

Cao đẳng KỶ THUẬT CAO THẮNG 2011-2014

AC MOTO CONTROL

Cao đẳng KỶ THUẬT CAO THẮNG 2011-2014

LỚP CƠ ĐIỆN TỬ

Cao đẳng KỶ THUẬT CAO THẮNG 2011-2014

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

CHIP VI XỬ LÝ VIỆT NAM: VÌ SAO THÀNH CÔNG TUYỆT VỜI?

Chip vi xử lý Việt Nam: Vì sao thành công tuyệt vời?

Việt Nam đã sản xuất thành công con chip vi xử lý và bắt đầu thương mại hóa.
 Việc sản xuất chip trong nước thành công là quá tuyệt vời nhưng chỉ làm chủ mà không nắm bắt nhu cầu thị trường sẽ có nhiều thách thức đón đợi. KS Kỳ Thiết Bảo, Giám đốc công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thiết Bảo – một đơn vị chuyên sản xuất các thiết bị tự động như: máy quấn dây tự động, máy đo kiểm, robot… đã bày tỏ sự vui mừng khi hay tin Việt Nam đã sản xuất thành công con chip vi xử lý và bắt đầu thương mại hóa. Theo KS Bảo, hiện các DN sản xuất ở trong nước đều đang phải nhập khẩu các thiết bị, linh kiện từ nước ngoài. Do vậy đây là một tin vui đáng tự hào. Tuy nhiên để sản phẩm có thể tự 'sống' được thì làm chủ công nghệ thôi là chưa đủ.

 Không dễ cạnh tranh 

Việc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vi xử lý 8/16/32 bit và phát triển ứng dụng của nó thành công khiến giới chuyên môn vô cùng ngưỡng mộ. Ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam vui mừng: "Tôi đánh giá cao thành công của ICDREC khi sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm chip với giá thành chỉ khoảng 50.000/chip. Hiện sản phẩm này đã ứng dụng được vào công tơ điện tử và một số thiết bị quốc phòng. Đây thực sự là thành công lớn vì các nhà khoa học Việt Nam đã làm chủ được công nghệ, có thể chủ động trong sản xuất các thiết bị phục vụ đời sống và cả an ninh quốc phòng". Cũng vui mừng không kém, KS Kỳ Thiết Bảo cho rằng các nhà khoa học ICDREC đã bước được một chân vào lĩnh vực công nghệ cao đó là công nghệ vi mạch. "Hiện các DN sản xuất trong nước đều phải nhập hết các linh kiện từ nước ngoài. Chính vì thế nên nếu thấy thiết bị, linh kiện trong nước uy tín thì chắc chắn ủng hộ, không chỉ về lợi nhuận mà còn là niềm tự hào dân tộc. Việc sản xuất chip trong nước thành công là quá tuyệt vời vì hầu hết các thiết bị điện tử từ gia dụng đến các thiết bị cao cấp đều cần sử dụng đến con chip này", KS Bảo bày tỏ niềm vui. Tuy nhiên là đơn vị trực tiếp sản xuất ở trong nước nhiều năm qua nên ông Bảo thấu hiểu cái khó để một sản phẩm công nghệ có thể tìm được chỗ đứng trên thị trường - nhất là thị trường nội địa đang đối mặt với quá nhiều thứ cạnh tranh hiện nay. "Hiện nay chúng tôi sản xuất máy hiểu rõ sự khó khăn như thế nào, phải làm thế nào để các nhà sản xuất thấy được đồ nội địa chất lượng không kém mà giá cả cạnh tranh. Đây là bước đi không đơn giản", ông Bảo nói. Cũng chung quan điểm này, ông Nguyễn Long chia sẻ: thách thức lớn nhất đối với sản phẩm này là mới ra thị trường nên chắc chắn khó khăn hơn các sản phẩm đã có chỗ đứng từ lâu. "Hiện cũng có nhiều thông tin trái chiều vì với Việt Nam công nghiệp sản xuất đi chậm hơn so với thế giới hàng chục năm. Hiện thế giới đã toàn cầu hóa sản xuất nên có hai xu hướng, một là nghiên cứu, sản xuất theo thiết kế của mình nước ngoài đặt hàng. ICDREC đã thành công có sản phẩm đưa ra thị trường với những thông số kỹ thuật, sản phẩm được ứng dụng nhưng không phải dễ đưa ra thị trường dù chúng ta vẫn nói rằng hàng năm Việt Nam cần tới hàng tỉ con chip. Thế nhưng những con chip này thuộc các thiết bị khác mà hầu hết các thiết bị càng công nghệ cao thì tỉ lệ linh kiện của nước ngoài chiếm trong đó càng lớn. Có khi chiếm đến 99% nên rất khó để con chip của Việt Nam len vào.    Còn sản xuất bán ra nước ngoài càng khó cạnh tranh hơn bởi với những nhà sản xuất đã có bề dày kinh nghiệm cộng với hàng loạt những ưu thế khác sẽ khiến giá thành cũng như mọi mặt thuận lợi hơn rất nhiều", ông Long e ngại.
vi xử lý, Việt Nam, sản xuất, thành công, khoa học
 Một sản phẩm chíp VN8-01 do ICDREC sản xuất - Ảnh: ST 

Phải có bước đi chắc 

Tỏ ý ủng hộ cao đối với sản phẩm con chíp 'Made in Viet Nam', KS Bảo bày cách để kết quả nghiên cứu này có thể 'sống' được trên thương trường. Theo ông Bảo, điều cần làm hiện nay là sự kết nối với các DN sản xuất cũng như khảo sát nắm bắt nhu cầu thực của họ. "ICDREC là đơn vị sản xuất linh kiện phụ kiện thì phải khảo sát được thị trường trong nước và nếu có được hợp đồng xuất khẩu thì tốt. Hướng lâu dài là cung cấp thị trường trong nước. 
Tuy nhiên chấp nhận giai đoạn ban đầu có thể giảm giá thành để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình", ông Bảo chia sẻ. 
Thực tế trên thị trường với các sản phẩm ứng dụng có sử dụng con chip chuyên dụng (chip cảm biến, máy điều khiển, máy giặt, các thiết bị thông minh...) hiện nay rất nhiều. Tuy nhiên đa số các thiết bị này nhập của nước ngoài hoặc có sản xuất trong nước thì họ cũng chuẩn bị sẵn hết các chi tiết cần thiết cho một thiết bị. Do vậy để xâm nhập vào đó thì rất khó. 
 Do vậy ông Long cũng cho rằng ngoài việc DN chủ động thì chính sách nhà nước cũng cần tạo điều kiện. "Việc cần làm hiện nay nếu các cơ quan thực tâm muốn thúc đẩy phát triển thì những nơi nào dùng con chip hãy tạo cơ chế khuyến khích họ sử dụng hàng nội địa. Phải đi từ những con số nhỏ rồi mới có thể mong muốn sự bứt phá về sau. Có thể khẳng định hiện thị trường cho con chip này ở Việt Nam thì không phải là không có nhưng vào được thị trường đó lại không dễ", ông Long thận trọng. 


Bích Ngọc  Theo Đất Việt 


“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

tumblr_mzb7jeujsn1raw451o1_500

Hai câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”

 Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại.
 Sau khi dẫn chúng tôi đi tham quan quanh khuôn viên nhà, cùng với mấy câu chuyện hỏi thăm nhạt thếch, ông tá nhanh chóng nhập sòng oánh “phỏm” với mấy “thằng đệ”. Trong lúc mấy vị đang say sưa sát phạt, chúng tôi cũng đang ngó nghiêng thứ này thứ kia của căn nhà thì xảy ra một chuyện.  Thằng con đầu (con vợ hai, ông đã ly dị vợ cả, hiện đang sống với cô vợ hai kém mình cỡ vài chục tuổi) của ông, tầm 8 tuổi,  tranh thủ lúc mọi người trong nhà đang tập trung chuyên môn, lén vào phòng lục túi bố nó lấy mấy tờ 500 ngàn và bị bà nội tóm cổ xách ra báo với phụ huynh. Một điều khiến chúng tôi khá bất ngờ, đó là lòng “vị tha” của quý phụ huynh. Ông chỉ đánh nó mấy cái nhè nhẹ (chắc sợ thằng bé đau) và mắng nó mấy câu quen thuộc rồi lại tiếp tục lao vào sòng, cách xử lý của ông khiến tôi có lý do để tin thằng bé thực hiện hành động này không phải lần đầu và chắc chắn không bao giờ là lần cuối.
 Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.
Mặc dù chỉ có 8 triệu dân nhưng ở Israel có tới hơn 1.000 thư viện công cộng với nhiều sách quý. Bên cạnh việc hình thành, xây dựng thói quen đọc sách từ khi nằm nôi cho trẻ nhỏ, người Do Thái hiện vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ sách để dạy các con mình: nếu chỉ dừng ở việc đọc mà không biết ứng dụng thì trí tuệ đó cũng chỉ là trí tuệ chết. Và để có thể ứng dụng, trẻ em Do Thái không ngừng đọc sách và tích lũy kiến thức từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.”
 Đó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh.

 Mối tương quan giữa “văn hóa đọc” và sự phát triển

 Trong một lần nói chuyện với Giáo sư Chu Hảo, một học giả gạo cội của Việt Nam và đang là Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức, tôi đưa ra câu hỏi: “Trên cương vị một học giả và một người làm sách, ông có cảm nhận như thế nào khi người Việt hiện đang chuộng chưng ‘tủ rượu” hơn là ‘tủ sách’ cũng như xin ông cho nhận xét về văn hóa đọc của người Việt hiện nay?” Giáo sư trả lời: “đó là tư duy của ‘trọc phú’ – ham chuộng vật chất, khoe mẽ hơn là hiểu biết, tri thức,” về văn hóa đọc của người Việt, ông nhấn mạnh hai chữ “đau lòng”.
 Ông và nhà xuất bản Tri Thức hiện đang dịch và phát hành các đầu sách tinh hoa (Tủ sách tinh hoa) của nhân loại như: “Tâm lý học đám đông” (Gustave Le Bon), “Bàn về tự do” (John Stuart Mill)… nhằm giới thiệu và lan tỏa các giá trị, tư tưởng tiến bộ của nhân loại đến với người Việt. Thế nhưng, vị học giả cho biết, một đất nước 90 triệu dân như Việt Nam lại tiêu thụ chưa đầy 1000 cuốn sách dạng trên, trong khi đó tại Nhật Bản thời cải cách Minh Trị – Thiên Hoàng (1866-1869), 30 triệu dân Nhật lại tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách tinh hoa đó!!! Ông nói thêm, thế nhưng các loại sách tình cảm hời hợt, thậm chí kích dục lại có số lượng tiêu thụ 5000 – 10000 cuốn ở Việt Nam. “Văn hóa đọc của người Việt hiện nay quá kém.” – giáo sư kết luận.
 Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza). Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách trong một năm!!!
 “Đọc sách là quá trình làm cho con người hòa hợp về mặt tinh thần với những khối óc vĩ đại của tất cả mọi thời đại, mọi dân tộc.” – M. Gorki
Sách là phương tiện chuyên chở những giá trị tiến bộ, tri thức, những luồng tư tưởng của nhân loại từ ngàn đời nay. Đọc sách giúp chúng ta hiểu biết về thế giới, về bản thân cũng như trang bị cho chúng ta công cụ quan trọng nhất để phát triển – tri thức. Đối với cá nhân, nó trang bị cho ta hiểu biết về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa… và nhất là trang bị nền tảng kiến thức cho mỗi cá nhân, trang bị những kĩ năng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, giúp chúng ta có được tư duy độc lập, biết phản biện. Sách giúp chúng ta có thể nhận ra các giá trị, phân biệt chân-giả, cũng như biết nhận định độc lập về một vấn đề, ý kiến nào đó.
 Đối với một quốc gia, sách cung cấp nền tảng để phát triển mọi mặt: kinh tế, xã hội, bảo tồn văn hóa cũng như các giá trị tiến bộ và giúp đào tạo nên những con người có đầy đủ kỹ năng để cống hiến cho tổ quốc và xã hội. Bước vào nền kinh tế tri thức, với sự bùng nổ của công nghệ và “đám mây kiến thức”, khi kiến thức, tri thức là nguồn lực chính cho mọi sự phát triển, thì nâng cao và lan tỏa “văn hóa đọc” tron cộng đồng là nhiệm vụ mấu chốt trong chính sách của mọi quốc gia.
 Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy. Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới với nền khoa học-công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.”
Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?

 Thái độ của người trẻ Việt với “văn hóa đọc”

Thế hệ trẻ chính là những người kế thừa và phát triển, là tương lai của đất nước. Tuổi trẻ cũng là khoảng đời mà con người có tinh thần học hỏi và sáng tạo nhất, là thời kì hoàn thiện về chất, vì vậy là thời kì đòi hỏi con người phải đọc sách nhiều nhất. Với số liệu Bộ VH-TT-DL đưa ra ở trên, người trẻ Việt hiện đang làm gì? Xin thưa, phần lớn họ đang ngồi đồng suốt ngày nơi quán game, chém gió tại quán cà phê, để bình phẩm mông, ngực của hot girl này, người mẫu nọ, dành thời gian và “tâm huyết” quan tâm đến mấy vụ kiểu như “Kiều nữ Hải Dương”…
 Tiến sĩ Alan Phan, người có hơn 25 năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt đầu tiên đưa một công ty lên sàn chứng khoán, nhận xét: “Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh sinh viên họ thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà đá.”  Tại các nước phương Tây hoặc Nhật Bản, hình ảnh chúng ta thường thấy trên xe buýt, tàu điện ngầm hay ngay cả trên đường phố là hình ảnh các bạn học sinh, sinh viên say sưa với cuốn sách trên tay.
 Mỗi lần theo dõi các cuộc tranh luận của giới trẻ Việt Nam về các vấn đề “hot” trên các diễn đàn, mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy rõ sự thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa cũng như trình độ… ngụy biện bậc thầy của các bạn trẻ. Các bạn không tự trang bị được cho mình một nền tảng kiến thức, tư duy độc lập, lập luận thuyết phục cũng như kĩ năng, văn hóa tranh biện. Tâm lý bầy đàn luôn thể hiện rõ nhất ở những sự kiện như vậy. Sự kiện cô bạn trẻ Huyền Chip và cuốn “Xách ba-lô lên và đi”, một trong những sự kiện nóng và được giới trẻ tranh luận nhiều nhất trong năm 2013, là một ví dụ điển hình.
 Có hai luồng tranh luận chính trong sự kiện Huyền Chip, một luồng ủng hộ và một luồng phản đối. Tuy nhiên, với cả hai luồng, để tìm được những tranh luận văn minh, thuyết phục, dẫn chứng rõ ràng là vô cùng hiếm hoi. Chỉ toàn thấy comment (bình luận) mang tính “ném đá”, mạt sát, hạ nhục cá nhân. Ngay cả những trí thức như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng bị các bạn trẻ chúng ta dọa “vả vỡ mồm”!!! Đâu đó cũng có những người học hành bài bản, như một chàng Fulbrighter nọ, tham gia cuộc tranh luận và lôi kéo đám đông mù quáng bằng những luận điệu rẻ tiền và vô văn hóa, nghe đâu đó là một chiêu PR trước khi anh ta ra cuốn sách mới của mình.
 Trước mỗi sự kiện truyền thông đưa ra, các bạn trẻ không thể phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, đâu là chiêu PR. Một bộ phận như những con cừu ngoan ngoãn, họ chỉ biết bám đuôi nhau và gật đầu. Bộ phận còn lại nghe cái gì cũng kêu “bậy” dù chẳng có dẫn chứng, cơ sở nào để phản biện lại.
 Họ đang bị cuốn theo “cơn lốc thông tin” cũng như sự dắt mũi của một bộ phận giới truyền thông thiếu đạo đức và liêm sỉ, đang “nhồi sọ” người đọc với những tin tức dạng “sốc, hiếp, giết”, kiếm tiền dựa trên sự ngu muội của người khác.
 Ai có thể phủ nhận đó không phải là hậu quả của việc lười đọc sách và học hỏi?

Kết

 Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.

Sự Ảo Tưởng Về Giá Trị Bằng Cấp Của Người Việt!

“Bằng cấp nói cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai. Năng lực của bạn nói cho cả thế giới biết bạn là ai. ” - Nguyễn Quang Nam
Trước khi đọc bài này, tôi muốn dành 4 câu hỏi cho các bạn.
  1. Nếu bạn đang là sinh viên, bạn đang tự hào về ngôi trường mình đang học không? Bạn đang cảm thấy tự hào về tấm bằng mà mình sẽ nhận phải không?
  2. Nếu bạn là một người đã đi làm, bạn thấy rằng bằng cấp có mang lại những gì mà bạn đã từng tượng tượng khi đi học không? Bạn đã thấy hài lòng với những gì mà tấm bằng mang lại chưa?
  3. Nếu bạn là một người đi làm, đã có những thành công nhất định. Bạn đã thầy rằng thành công của bạn nhờ bao nhiêu phần trăm vào bằng cấp? Bạn có thầy rằng những thành công đó có do bằng cấp mang lại không?
  4. Nếu bạn là một người không sỡ hữu bằng cấp những đã thành công. Bạn có thấy rằng nhiều khi bạn chẳng cần có một tấm bằng mà bạn vẫn thành công không?
Sau khi có những đáp án trả lời nhất định nào đó thì tôi bắt đầu nói cho bạn về sự ảo tưởng mà bằng cấp mang lại cho giới trẻ Việt Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung.
Chắc hẳn từ bé, bạn đã được gieo vào đầu những tư tưởng rằng mình học giỏi, mình có một tấm bằng tốt thì mình sẽ có một công việc ổn định và sẽ thành công trong cuộc sống. Lớn dần lên, bạn thấy rằng hầu như mọi người đểu nghĩ vậy, cha mẹ bạn nghĩ vậy, thầy cô bạn nghĩ vậy, xã hội Việt Nam này nghĩ vậy và rồi bạn cũng nghĩ vậy.

Nhưng bạn không ngờ rằng! Bằng cấp chỉ có giá trị thật sự khi mà bạn là con người có giá trị thật sự.

Sẽ thế nào nếu tôi nói rằng, bạn đang sống trong ảo tưởng về giá trị mà ngôi trường Đại Học mà bạn đang học và tấm bằng mà bạn sẽ nhận. Ôi! Thật là buồn cho bạn vì bạn chỉ biết rằng, bạn đang là một cái máy trong cái guồng quay của xã hội. Bạn chỉ là kẻ chạy theo những suy nghĩ do người khác vạch đường.
Ở cái đất nước Việt Nam này, có hơn 200 trường Đại Học, Cao Đẳng và trong số đó chẳng có trường nào lọt vào top 200 trường ĐH lớn nhất thế giới. Bạn nghĩ như thế nào? Bạn đang tự hào về ngôi trường mình đang học sao? Sẽ thế nào nếu bạn đem tấm bằng đó ra nước ngoài và xin việc ở một tập đoàn đa quốc gia. Người ta sẽ cầm tấm bằng của bạn và đập thẳng vào mặt bạn mà nói rằng: “Mày đùa bố à!”

Bạn hiểu ý tôi chứ! Đừng có mà ảo tưởng về giá trị của tấm bằng mà bạn đang theo đổi hay sỡ hữu

Nước Úc chỉ có 39 trường Đại Học – Cao Đẳng, trong khi đó họ có 8 trường lọt vào top 200 trường ĐH tốt nhất thế giới. Bạn thấy không? Họ học trong những trường Đại Học như vậy mà họ còn thấy chưa bằng lòng, chưa tự hào về những gì họ được dạy.
Trong khi đó, bạn đậu Đại Học, bạn vui mừng, gia đình bạn vui mừng, dòng họ bạn vui mừng, để rồi bạn vác cái mặt bần thần của bạn lên giảng đường chỉ để ngủ, để ngồi tán dóc, để tán gái và rồi sau 4 năm bạn chẳng có gì ngoài một tờ giấy trên đó có ghi dòng chữ “Bằng cử nhân”. Và rồi bạn chẳng có gì hết, ngoài một đống kiến thức tạp nham không áp dụng vào cuộc sống này.
“Không phải con bò đi qua cổng trường Đại Học, rồi cũng trở thành kỹ sư.” – Nguyễn Đình Cống
Thật là buồn cười, khi bạn cứ nghĩ rằng bạn sỡ hữu một tấm bằng Đại Học thì rồi bạn sẽ có một công việc tốt và có thật nhiều tiền. Bạn sẽ sở hữu những nhà lầu, xe hơi… Bạn tỉnh lại đi, đừng có nằm mơ nữa. Tỉnh lại với cái thực tại phũ phàng rằng bạn đã làm được gì với tấm bằng để đạt được những điều đó.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương có nói một câu rất hay: “Nhiệm vụ của tấm bằng chỉ là để gõ cửa nhà tuyển dụng… Cốc cốc cốc… Em có bằng nè anh. Hết nhiệm vụ cái bằng.”
Đúng là vậy. Bạn chỉ sử dụng cái bằng cho nhiệm vụ ra mắt nhà tuyển dụng rằng mình đã được đào tạo. Nhưng tấm bằng chẳng nói lên rằng bạn sẽ làm việc như thế nào? Năng lực, kinh nghiệm của bạn mới nói lên rằng bạn là người như thế nào khi bạn làm việc thực sự.
Hay Ông Nguyễn Lâm Viên (Chủ tịch tập đoàn Vinamit) trong một lần tôi gặp mặt ông ấy nói rằng: “Sinh viên Việt Nam nhiều khi quá ảo tưởng về bằng cấp, khi chúng tôi tuyển dụng thấy rằng hầu như các bạn đều chỉ có bằng mà chả có tí kiến thức nào có thể áp dụng cả và rồi chúng tôi phải đào tạo lại.”

Có lẽ tôi cũng không nên nói quá nhiều, vì dù sao bạn cũng đủ thông minh để hiểu những điều tôi muốn nói

Những ông chủ bỏ học không sỡ hữu một tí bằng cấp nào nhưng họ đi lên bằng ý chí, nghị lực và niềm tin vào chính bản thân …. Bill Gates, Mark Zurkerbeg, Steve Jobs hay Đoàn Nguyên Đức, Lê Phước Vũ… Tất nhiên họ là số ít, nhưng bạn biết không họ chẳng có bằng Đại Học, họ cũng chẳng cần đi học mà họ sỡ hữu hàng trăm người hay hàng triệu người có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư… Mà trong khi đó bạn bám víu niềm tin của mình vào bằng cấp để rồi thứ bạn nhận được chỉ là bằng cấp.
Nói đi thì phải nói lại, tôi không bảo là bạn không nên sỡ hữu cho mình những tấm bằng. Mà điều tôi muốn nói rằng, bạn hãy nghĩ rằng tấm bằng chỉ là một tấm vé để thông hành để bạn bước vào cuộc đời này vậy. Mà tấm vé thì chỉ có giá trị ở cửa vào, còn việc làm như thế nào với cuộc đời bạn lại là chuyện khác.

Bao nhiêu người trong các bạn sau khi sở hữu một tấm bằng chỉ dùng tới một lần rồi cất vào hộc tủ, treo lên tường hay dùng để làm đế lót chuột?

Thật sự, tôi mong rằng giới trẻ hãy tỉnh ngộ trước những ảo tưởng bản thân, nhìn ra xa hơn ra ngoài thế giới, nhìn vào sâu bên trong mình để thấy mình còn nhỏ bé, để thấy mình cần phải học hỏi, để thấy mình cần phải tìm hiểu.
Hãy tỉnh dậy sau giấc ngủ vinh quang đậu ĐH và sở hữu một tấm bằng ĐH. Hãy thể hiện hết khả năng của mình cho người khác thấy. Hãy ham học hỏi, hãy tìm hiểu những kiến thức bạn được học ở trong trường học. Hãy đi ra bên ngoài, hãy cọ xát với thực tế phũ phàng. Rồi một ngày bạn sẽ thấy rằng, chính bạn định nghĩa con người bạn, chứ không phải những tấm bằng hay phần thưởng định nghĩa con người bạn.
Bạn có thấy lạ lùng không? Khi mà những chàng trai cô gái ca sĩ, người mẫu không cần phải sỡ hữu một tấm bằng nhưng họ kiếm được một đống tiền, họ có xế khủng để đi. Trong khi đó bạn được đào tạo bài bản từ A đến Z và rồi bạn đi làm 8 tiếng một ngày, cố đợi đến cuối tháng để nhận lương. Và rồi những ước mơ về nhà lầu, xe hơi của bạn tan vào mây khói vì bạn thấy rằng bản thân mình chẳng làm gì được?
Bạn biết sao mà mấy cô người mẫu, ca sĩ họ có nhiều tiền vậy không? Bởi vì họ tạo giá trị cho nhiều người, họ tạo giá trị cho xã hội, họ làm việc bằng đam mê. Thay vì bạn, bạn chỉ tạo giá trị cho chính bạn, bạn tạo giá trị cho ông chủ của bạn và bạn sẽ nhận được lại giá trị tương xứng.
Lời cuối cùng tôi muốn nói rằng: Đừng mãi ngủ mê trong cái tư duy bằng cấp của xã hội này, đừng tự hào những gì trong quá khứ bạn đã đạt được. Hãy nhìn lại bản thân mình để thấy rằng mình đang còn kém cỏi, để mình cần phải học hỏi. Bạn tìm tòi, sáng tạo và không ngừng đánh giá lại bản thân. Hãy quên đi những gì mình đã đạt được, mà phấn đấu để mình đạt những thứ tuyệt vời hơn. Hãy là người tạo giá trị cho xã hội này và bạn sẽ được giá trị mà xã hội mang lại.
“Nếu bạn vẫn làm những việc mà bạn đã từng làm thì bạn sẽ nhận được những thứ bạn từng nhận.” – Khuyết danh

Quang Nam

Xót lòng những câu thành ngữ thời hiện đại

GiadinhNet - Một cụ già hưu trí ở thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã gọt giũa câu chữ thành những câu thành ngữ thời hiện đại, khiến người đọc xót lòng, xót dạ.

Xót lòng những câu thành ngữ thời hiện đại 1

1 .Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu.
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao. Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột.
4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường. Bước chân ra đường phi trộm thì cướp.
6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
9. Gọi cha: ông khốt, gọi mẹ: bà bô. Ăn nói xô bồ thành người vô đạo.
10. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.
11. Cái gì cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.
12. Đồng tiền trên nghĩa, trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
13. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.
14. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.
15. Coi khinh bên ngoại, chớ mong có rể hiền.
      Ăn ở mất cả họ hàng, chớ mơ có nàng dâu thảo.
16. Rể quý bố vợ vì có nhà mặt phố.
      Con trai thương bố vì chức vì quyền.
17. Đi với Bụt mặc áo cà sa
      Quen sống bê tha thân tàn ma dại.
18. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
20. Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời.
21 Hay thì ở, dở ra toà, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.
22. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay
      Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
23.  Đi có bạn đường chân không biết mỏi, còn có mẹ cha sao không hỏi khi cần.
24. Nói gần nói xa, đừng biến mẹ già thành bà đi ở.
25. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ
      Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
26. Con trai, con rể bí tỷ say mềm
      Nàng dâu ngồi chơi, mẹ già rửa bát.
27. Khoẻ mạnh mẹ ở với con, đau ốm gầy còm tuỳ nghi di tản.
28. Thắt lưng buộc bụng nhịn đói nuôi con, dâu rể vuông tròn, cuối đời chết rét.
39. Mẹ chết mồ mả chưa yên, anh em xô nhau chia tiền phúng viếng.
30. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giỗ Tổ.
31. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
32. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không
      Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
33. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ, một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
34. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau
      Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.
35. Ở đời bất thiện, là tại nhàn cư
      Con cháu mới hư đừng cho là hỏng.
36. Bạn bè tri kỷ, nói thẳng nói ngay
      Con cháu chưa hay đừng chê đồ bỏ.
37. Bảy mươi còn phải học bảy mốt
      Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.
38. Phong bì trao trước, bia bọt uống sau, dâu rể ngồi đâu đố ai mà biết!
39. Tiếp thị vào nhà bẻm mép, cẩn thận cảnh giác, đôi dép không còn.
40. Cầu thủ thế giới tên gọi chi chi, thoáng nhìn tivi đọc như cháo chảy, ông nội ngồi đấy thử hỏi tên gì?
 N.V.Ph - Hội Người cao tuổi phường Tân Thành
(TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)

5 câu hỏi “ngu ngốc” cho thời đại thông minh này

truyen thong da phuong tien
  1. Thời đại gì mà Smartphone ngày càng mỏng manh con người ngày càng béo ị?
  2. Thời đại gì mà bạn bè ngã thì người ta cười còn điện thoại rơi thì người ta khóc?
  3. Thời đại gì mà tính năng quan trọng nhất của nghe – gọi chính là nút phớt lờ cuộc gọi của người thân?
  4. Thời đại gì mà người ta có thể tự tin làm đủ trò trên màn hình điện thoại trừ việc nhìn thẳng vào mắt người khác?
  5. Thời đại gì mà hẹn hò muốn sờ vào đâu cũng được, miễn là không sờ vào điện thoại của nhau?
“Thời đại gì khi điện thoại rơi vỡ, chúng ta lo lắng dằn vặt, còn khi những thứ khác bị mất, bị rớt,… chúng ta quá lười để cúi xuống nhặt chúng lên. Đó có thể là cục tẩy, cây bút, mối quan hệ, thậm chí là một ước mơ?” – Quang Trần

Cái thời đại này quá nhiều nghịch lý

Và thật lạ khi trong gia đình: Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng. Thường chẳng gọi điện về nhà hỏi thăm, mẹ gặp chuyện thì khóc lăn trên Facebook. Nhà cửa to hơn nhưng gia đình thì bé lại.

Trong cuộc sống đời thường thì sao?

Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ. Cảnh sát (giao thông) “thi hành” luật pháp, dân tình phạm pháp hối lộ. Vứt rác bừa bãi là không hay, nhưng người ta vẫn cứ làm mỗi ngày. Biết mỗi ngày mươi phút thể dục nhẹ nhàng khiến ta khỏe hơn, minh mẫn hơn, nhưng không nhiều người làm.

Và cả những nghịch lý trong tâm hồn

Thời của “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm. Nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự. Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại. Ta có smartphone để nắm bắt thông tin, nhưng lại thiếu giao lưu. Quá vô tư và quá ít cười. Học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống. Bận nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng. Còn nhỏ, ai cũng muốn sớm trưởng thành, lớn lên rồi thì ngược lại. (riêng cái này ai có thì tốt nhé, không có thì mới bất ổn)

Bạn còn thấy gì lạ trong xã hội ngược đời này không?

Nếu bạn thấy được nhiều điều như thế này, bạn sẽ làm gì? Đã có quá nhiều những lời khuyên mà chúng ta nghe hằng ngày rồi. Thứ chúng ta cần bây giờ là hành động. Đừng trở thành nạn nhân của thực trạng, đừng đánh mất những mối quan hệ, đừng thiếu đi những kỹ năng sống trong thời đại công nghệ này.
Một vài giải pháp hành động thiết thực:
  • Lấy ngay smartphone của bạn ra gọi về cho mẹ.
  • Tập trò chuyện bằng cách nhìn vào mắt bạn gái, và đoán cô ấy cần gì?
  • Dừng đúng vạch đèn đỏ.
  • Đọc một cuốn sách mới.
  • Thay vì quẹt smart-phone, quẹt bằng bút chì lên trang giấy trắng một ý tưởng cho ngày sinh nhật thằng bạn/con bạn thân.
  • 5 đứa bạn thân đi mua NOKIA 1280 đến 30/4 này đi du lịch để smart-phone ở nhà.
  • 10 phút thiền mỗi ngày.
  • Mỗi tuần một lần leo lên nơi cao nhất thành phố (ví dụ như Bitexco nếu bạn ở Sài Gòn) hóng gió.
  • Ngày hôm nay tôi sẽ ngủ sớm hơn hôm qua 10 phút.
  • Sáng mai tôi sẽ dậy sớm hơn hôm qua 5 phút.
  • Dành 10 phút tập “Sun Salutation” buổi sáng. (Bạn có thể lên Google tìm theo từ khóa: “Sun Salutation”)
  • Nở ngay ngay nụ cười ngay khi gặp bạn bè.
À, đến đây thì mình dừng đọc 2 phút nhé! Ngay bây giờ hãy gọi điện về cho mẹ đã. (nếu đã lâu rồi bạn chưa gọi)
Bạn gọi xong chưa? Rồi à? Tuyệt, vậy ta đọc tiếp.
….
Khi ta thấy một điều gì đó chướng tai gai mắt. Ta thường bất bình và khó chịu… Thường khi ấy, cái tôi như một trái bong bóng phình to. Càng phình to thì nó càng dễ vỡ và xác suất bị người ta lấy kim đâm càng tăng. Vì vậy, có rất nhiều lời khuyên nói rằng hãy học cách cho mình một khoảng lặng, quan sát và suy nghĩ thấu đáo xem mình nên làm gì? Thế nhưng, việc im lặng quá lâu mà không hành động gì cả sẽ rất có thể dẫn đến thờ ơ.
Albert Einstein từng nói: “The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don’t do anything about it.”
“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.” – Martin Luther King
Ở thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay, sự thờ ơ của người tốt còn đáng sợ hơn những thứ xấu xí, những thực trạng.
Vậy, 2 câu hỏi đặt ra là (1) khi nào ta nên im lặng và không làm gì cả? Khi nào ta nên hành động? Và (2) khi mà ta chưa có gì trong tay, ta chưa có tầm ảnh hưởng, ta có thể làm gì?
1. Ta nên hành động nếu ta chán ghét cái thực trạng ấy và muốn tạo ra sự khác biệt cho chính mình.
  • Nếu ai cũng đi trễ, hãy là người luôn đúng giờ.
  • Nếu ai cũng xem phim, đọc báo giật tít, hãy là người đọc sách.
  • Nếu ai cũng ngại ngần và chần chừ, hãy là người đầu tiên hành động.
  • Nếu ai cũng xoi mói và “thấm thía” người Việt xấu xí: Lười biếng, trọng bằng cấp, hôi của, lãng phí, gian lận, GATO, hùa theo đám đông… Hãy là người học cho chính mình, khiêm nhường, trung thực, tôn trọng sự khác biệt và dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dám khác biệt, dám chịu trách nhiệm.
2. Quay trở lại về việc im lặng để trả lời cho câu hỏi số 2.
Ta nên im lặng nếu ta thực sự rất bất bình với những điều ta không muốn thấy người mà ta yêu quý. Hãy tin tôi, điều đó thực sự giúp họ rất nhiều. Một ví dụ đơn giản nhé. Ta thường cảm thấy sợ nhiều hơn khi ta mắc lỗi mà đáng lẽ ra người kia phải rất giận. Nhưng ta lại thấy họ im lặng. Và nó hữu ích hơn cho ta, làm ta hối hận hơn rất nhiều so với sự quở trách. Về phía người im lặng họ cũng vừa giúp được ta mà cũng ko bị thốt ra những lời không hay nữa…
Sự im lặng của ta còn giúp người ấy bình tĩnh nhìn nhận lại sự việc một cách thấu đáo hơn. Không ai muốn bị người mà mình yêu quý chỉ trích lỗi sai cả… Sẽ tốt hơn nếu ta để họ tự nhận ra điều đó và tự mình muốn thay đổi. Còn mình thì tập trung làm gương thôi

Thay cho lời kết

Hãy dừng việc mổ xẻ và phân tích quá nhiều về một vấn đề. Đến cuối cùng nó cũng chỉ quay về việc kể lể và than phiền mà thôi. Bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó. Thay vào đó hãy tập trung vào sự thay đổi của chính mình, tập trung vào hành động để tạo ra sự khác biệt.
Còn về sự im lặng, những khoảng lặng giúp tất cả mọi người nhìn nhận sự việc thấu đáo hơn. Hãy xem im lặng như đó là một cách để giúp người khác tự mình thay đổi theo cách mà họ muốn.
“Be the change you want to see in the world.” – Mahatma Gandhi 
Và đừng quên chia sẻ bài viết này lên tường để lan tỏa tinh thần người trẻ dám thay đổi, hay chỉ đơn giản là bạn muốn nhắn nhủ với chính bản thân mình là: “Yeah, cuối cùng thì mình cũng đã gọi điện cho người mà mình muốn gọi từ lâu lắm rồi.” Hoặc: “Sáng mai nhất định dậy sớm tập thể dục.”

Tolamon


    Nguồn tham khảo:

    Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

    Diễn văn trong lễ tốt nghiệp của một tiến sĩ

    Tác giả: TS. Trần Vinh Dự
    Trong ngày vui này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 điều với tư cách là một người bạn. Chỉ có 3 điều thôi, không có gì là lớn lao.


    Điều thứ nhất là về sự thất bại.
    Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại. Thất bại đầu đời của tôi là trong năm đầu Đại học. Tôi vào học Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1995 và đặt mục tiêu phải lấy được học bổng để đi Úc học ngay trong năm đầu tiên. Để làm được việc đó, tôi phải đứng đầu trường về thành tích học tập. Kết quả học tập của tôi năm đó đứng đầu trường. Nhưng đáng tiếc là chương trình học bổng của Úc mà tôi nhắm tới năm đó kết thúc. Giấc mơ không thành, tôi đã khóc nhiều ngày, nhưng tôi không bỏ cuộc.
    Khi tốt nghiệp Đại học, tôi cũng tốt nghiệp đứng đầu khoá. Tôi được trường Đại học Quốc Gia Hà Nội giữ lại làm giảng viên. Thế nhưng mức lương khi đó chỉ có 400 nghìn Đồng mỗi tháng, đủ cho tôi uống café và ăn sáng vài ngày. Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa.
    Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng. Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg đôi chút. Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế.
    Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm luận án. Các thất bại liên tiếp trong nghiên cứu và áp lực phải thành công để tốt nghiệp là đặc biệt nghiêm trọng. Nếu thời gian kéo dài quá lâu, học bổng của tôi sẽ hết, và tôi sẽ phải bỏ cuộc và về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Vì thế nhiều lúc quẫn trí tôi đã tính đến việc tự sát.
    Thế nhưng cuối cùng tôi vẫn vượt qua được. Khi tôi tốt nghiệp đầu năm 2007, tôi là một trong 3 nghiên cứu sinh được đánh giá cao nhất trong số khoảng gần 20 tiến sĩ Kinh tế tốt nghiệp năm đó của trường. Ngay từ trước khi ra trường, tôi đã có việc làm tại Mỹ với mức lương khởi đầu 6 con số, tức là hơn 100 nghìn USD/năm.
    Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc. Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này. Lý do, các lãnh đạo của họ sợ những gì tôi nói và viết có thể ảnh hưởng đến tương lai chính trị của tập đoàn. Lại một thất bại nữa. Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi.
    Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam. Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ. Đó cũng là lý do mà tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của Trường.
    Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những thất bại lớn. Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm hơn.
    Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng giống như tôi ra trường hồi 15 năm trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm. Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời.
    Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra. Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự. Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. Tôi mong điều ấy ở các bạn. Và đó là chia sẻ đầu tiên.
    Điều thứ hai là về sự hữu hạn của cuộc đời.
    Khi tôi còn ở những năm đầu của tuổi 20, tôi không bao giờ nghĩ đến một ngày nào đó mình trở nên già đi. Với tôi khi đó chỉ có tuổi trẻ. Thế nhưng đứng trước các bạn ngày hôm nay ở đây, tôi nhận ra 15 năm đã trôi qua như một giấc mơ. Chỉ 3 năm nữa tôi sẽ bước vào tuổi 40. Thêm một giấc mơ 15 năm nữa giống như giấc mơ vừa qua và tôi sẽ ngoài 50 tuổi. Điều đó cũng sẽ đến với các bạn. Rất nhanh thôi, 10 năm, 20 năm, rồi 30 năm sẽ trôi qua và một sáng thức dậy các bạn sẽ thấy tóc trên đầu mình có nhiều sợi bạc.
    Điều đó không có gì là đáng buồn. Ngược lại, nó là một động lực lớn nếu các bạn biết tận dụng. Hiểu rằng mình sẽ già đi và biến mất khỏi trái đất này như là một lẽ tự nhiên cũng có nghĩa rằng bạn sẽ biết yêu quý từng ngày còn lại và biết dùng nó một cách có ích nhất.
    Thế nào là có ích? Tôi không có ý nói đến việc bạn phải có những đóng góp lớn lao cho xã hội hoặc những hi sinh phi thường. Cái có ích mà tôi nói đến ở đây là các bạn chỉ sống có một lần cuộc sống này, vì thế hãy làm những gì các bạn thực sự yêu thích nhất.
    Tôi muốn mượn lời Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp năm 2005 của Đại học Standford. Jobs nói rằng “thời gian của các bạn là hữu hạn, vì thế đừng phí phạm thời gian để sống cuộc đời của người khác. Đừng bị xập bẫy các giáo điều để phải sống cuộc sống của mình theo cách nghĩ của người khác. Đừng để tiếng nói quan điểm của người khác nhấn chìm tiếng nói sâu thẳm trong lòng bạn. Và điều quan trọng nhất là hãy có can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và trực giác của bạn. Chúng là thứ biết rõ rất bạn thực sự muốn trở thành một người như thế nào. Những thứ khác đều là thứ yếu.
    Khi các bạn thực sự làm việc gì mà các bạn yêu thích nhất, các bạn sẽ dễ vượt qua những thử thách hơn. Công việc chiếm một phần lớn cuộc đời của các bạn, vì thế, các bạn sẽ chỉ cảm thấy thực sự mãn nguyện khi được làm việc mà các bạn cho là thích hợp nhất với mình.
    Tôi là một người ham viết lách từ nhỏ. Ngay khi còn là học sinh phổ thông cơ sở, tôi đã viết tiểu thuyết và làm thơ. Tiểu thuyết của tôi chưa bao giờ được đăng, và thơ của tôi cũng vậy. Có lẽ tiểu thuyết của tôi quá dở và thơ của tôi cũng cộc cằn.
    Tôi không làm thơ và viết văn nữa, nhưng niềm yêu thích viết lách thì ngày một lớn. Cuối cùng, tôi trở thành một nhà phân tích và bình luận về kinh tế và quan hệ quốc tế. Trong mười năm nay, tôi đã có gần 1 nghìn bài viết đăng tải trên nhiều báo và tạp chí trong và ngoài nước. Đó là sở thích của tôi. Nó làm tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa. Nếu như nhiều tuần qua đi không thể viết những gì mình muốn viết, tôi cảm thấy thiếu hụt như thiếu hụt ô xi để thở, và tôi phải quay lại viết bằng được.
    Trong số các bạn ngồi đây ngày hôm nay, hẳn sẽ có một số bạn đã thực sự biết mình muốn làm gì. Các bạn thật may mắn. Với phần lớn các bạn khác, có lẽ các bạn vẫn còn chưa biết mình muốn làm gì. Các bạn hãy tiếp tục tìm kiếm. Cũng giống như tất cả các vấn đề thuộc về trái tim, các bạn sẽ biết mình tìm ra nó khi gặp nó. Các bạn không được dừng lại trước khi tìm ra.
    Và khi đã tìm ra công việc mà mình thực sự ưa thích, các bạn hãy theo đuổi nó bằng toàn bộ năng lượng của mình. Vì thời gian của các bạn trên đời này chỉ là hữu hạn, các bạn sẽ già đi, và chắc chắn các bạn không muốn trở thành một người già chìm đắm trong hối tiếc về quá khứ bị bỏ lỡ.
     Điều thứ ba là sự thành đạt và hạnh phúc.
    Không phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng có cơ hội để trở thành một thiên tài. Không phải ai sinh ra cũng trong một gia đình giàu có, hoặc có cơ hội để trở thành giàu có. Tôi không phải là một thiên tài, và cho đến giờ tôi cũng chưa bao giờ là một người thực sự giàu có. Có thể trong số các bạn tốt nghiệp ngày hôm nay sẽ có một số ít bạn trở thành những người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có về sau, nhưng chắc chắn phần lớn trong số các bạn sẽ là những người có cuộc sống bình thường.
    May mắn là không cần phải là một thiên tài hoặc một người đặc biệt giàu có thì mới có hạnh phúc. Thậm chí trong nhiều trường hợp điều này còn ngược lại, có nghĩa là người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có nhiều khi không có hạnh phúc.
    Lý do là, hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm, những gì bạn có, và những gì xung quanh bạn. Hạnh phúc không phải là một khái niệm vật lý với những công thức khô cứng. Nó là thứ thuộc về con người, và vì thế, nó có có vẻ đẹp và sự bí ẩn mà chỉ có chính bạn mới giải mã cho mình được. Nếu biết cách giải mã, hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhặt nhất. Trong bước đường sắp tới, các bạn sẽ phải luôn bám đuổi trong một cuộc cạnh tranh gay gắt về danh lợi. Nhưng hãy đừng để nó cuốn các bạn đi vĩnh viễn. Hãy biết dừng lại, dành thời gian để cảm nhận và tự vui với những gì mình có.
    Và lý do để tôi chia sẻ điều này là vì hôm nay là ngày của các bạn. Các bạn đã đặt thêm được một dấu mốc hết sức quan trọng trong cuộc đời mình. Những khó khăn cực nhọc trên ghế nhà trường đã qua, những khó khăn cực nhọc trên con đường mưu sinh và khẳng định bản thân đang đến.
    Nhưng ngay lúc này, chính lúc này đây, các bạn có quyền dừng lại trong một ngày, có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được, có quyền vui chơi với các bạn đồng khoá và thầy cô thêm một ngày nữa như những sinh viên còn đang học, có quyền tổ chức tiệc tùng để ăn mừng thành tựu của mình.
    Không có ai sống thay cuộc sống của các bạn, và các bạn cũng không cần phải sống thay cuộc sống của ai. Vì thế, không ai có quyền đánh giá hay nghi ngờ những nỗ lực mà các bạn phải trải qua để đến được với thời khắc này. Chúng tôi, những người đàn anh, đàn chị, những người đã đi trước, vui mừng và nghiêng mình trước các bạn. Chúc tất cả các bạn thành công và hạnh phúc.
    Nguồn: Broward College